Cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lớn nhất trong năm vào ngày 13/7

Vào 16h00 ngày mai 13/7, Mặt trăng sẽ ở vào điểm gần Trái đất nhất trong năm.

Vào lúc 16 giờ 00 ngày mai 13/7 (giờ Việt Nam), Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí gần Trái đất nhất trong cả hành trình của nó quay quanh Trái đất trong năm 2022. Khi đó, khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng là 357,264 km.


Hình ảnh một siêu trăng vào lúc mặt trời lặn. (ảnh: Getty).

38 phút sau đó sẽ là thời điểm trăng tròn hoàn toàn. Về lý thuyết, trăng tròn hoàn toàn chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc, nhưng bằng các phương pháp quan sát thông thường thì trước và sau thời điểm đó cũng được coi là trăng tròn hoàn toàn bởi vì phần bóng đen do bị che khuất rất hẹp và thay đổi rất chậm đến mức mắt thường khó nhận ra. Vì thế, sau khi mặt trời lặn vào chiều tối ngày 13/7, nếu bạn nhìn lên Mặt trăng thì hãy nhớ rằng đấy không phải trăng tròn hoàn toàn nữa.

Cách đây hơn mười năm, chưa ai quan tâm đến khái niệm "siêu trăng" là gì. Vậy từ đâu mà "siêu trăng" lại trở nên phổ biến và được nhiều người chú ý như ngày nay?

Thuật ngữ "siêu trăng" do nhà chiêm tinh học Richard Nolle sử dụng đầu tiên vào năm 1979 trong một bài viết trên tạp chí chiêm tinh Dell Horoscope của Mỹ. Khi đó, ông giải thích rằng siêu trăng là thời điểm trăng tròn xuất hiện ở khoảng cách tính từ Mặt trăng đến Trái đất bằng hoặc hơn 90% khoảng cách từ viễn điểm đến cận điểm của nó trên quỹ đạo quay quanh Trái đất.


Siêu trăng dâu hiện ra phía sau tên lửa Artemis 1 vào ngày 14/6/2022 (ảnh: NASA/Ben Smegelsky).

Điều thú vị nằm ở chỗ vào thời gian Nolle đưa ra khái niệm này thì không mấy ai chú ý, nhưng bỗng nhiên vào ngày 11/3/2011, khi trận động đất Tohoku mạnh 9,1 độ Richter xảy ra ngoài khơi vùng biển đông bắc của đảo Honshu, Nhật, thì "siêu trăng" trở nên nổi tiếng.

Tám ngày sau trận động đất là ngày trăng tròn trùng với cận điểm của nó trên quỹ đạo quay quanh Trái đất và được nhiều giả thuyết cho rằng nó chính là nguyên nhân của trận động đất kinh hoàng đã xảy ra ở Nhật. Một trong những người đầu tiên khẳng định điều này chính là Nolle. Ông cho rằng các lần siêu trăng có thể gây ra "ứng suất địa vật lý".

Và thế là bỗng nhiên thuật ngữ "siêu trăng" xuất hiện trên những trang tin lớn.

Siêu trăng khác gì so với trăng tròn bình thường?


Một chiếc máy bay đang bay qua Mặt trăng vào ngày 31/7/2015. (ảnh: NASA/Joel Kowsky).

Hai điều được nhắc đến nhiều nhất khi nói về siêu trăng là nó to hơn 14% và sáng hơn 30%. Nhưng nói cho chính xác thì hai con số 14% và 30% đó là so với trăng tròn ở điểm xa nhất chứ không phải lúc nó ở điểm gần nhất trên quỹ đạo. Và như vậy thì siêu trăng cũng chỉ sáng hơn trăng tròn bình thường 0,28 độ sáng biểu kiến. Chính vì thế, bạn đừng quá thất vọng nếu quan sát thấy siêu trăng bằng mắt thường cũng không sáng hơn quá nhiều so với những lần trăng tròn khác.

Còn về hình ảnh to hơn 14%, mặc dù siêu trăng xuất hiện vào ngày thứ Tư tới đây là siêu trăng to nhất trong năm, nhưng để nhận thấy sự khác biệt rõ ràng thì bạn nên quan sát Mặt trăng vào lúc trăng mọc hoặc lặn, còn vào lúc trăng trên đỉnh đầu thì nó không khác là mấy so với trăng tròn thông thường.

Và bởi vì siêu trăng xuất hiện vào ngày trăng tròn ở khoảng cách bằng hoặc hơn 90% khoảng cách viễn điểm và cận điểm của nó nên mỗi năm có thể có hơn một lần siêu trăng. Có năm có 3 lần siêu trăng, có năm 4 lần (như năm nay) và thậm chí có thể là 5 lần (năm 2020 và 2033). Vì thế, nếu siêu trăng vào thứ Tư này có bị mây che khuất thì bạn cũng đừng buồn, bởi sẽ có một siêu trăng khác vào ngày 11/8/2022 để bạn chiêm ngưỡng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News