Cỗ máy in 3D tên lửa composite lớn nhất thế giới

Máy in 3D tự động mới cao 12 mét, nặng 75 tấn, giúp phun các lớp sợi carbon để chế tạo nhanh tên lửa Neutron, dự kiến phóng năm 2025.

Rocket Lab, công ty có trụ sở tại Mỹ, đang tạo ra những bước tiến lớn trong lĩnh vực du hành vũ trụ với tên lửa tải trọng trung bình Neutron, New Atlas hôm 20/10 đưa tin.

Cỗ máy in 3D tên lửa composite lớn nhất thế giới
Máy in 3D cao 12 mét có thể in 100 mét sợi carbon mỗi phút. (Ảnh: Rocket Lab).

Ban đầu, quá trình chế tạo Neutron bao gồm việc đặt hàng trăm lớp và hàng nghìn feet vuông (1 feet bằng 0,3 mét) sợi carbon được lên khuôn bằng tay, đòi hỏi một đội ngũ lớn làm việc nhiều tuần để hoàn thành. Giờ đây, với Máy đặt sợi tự động (AFP) mới của Rocket Lab, công việc này có thể hoàn thành chỉ trong một ngày.

AFP giống như một máy in 3D tự động cao 12 mét, nặng 75 tấn, phun ra những lớp sợi carbon với tốc độ 100 mét mỗi phút. Thay vì in từng mảnh, cỗ máy đặt các tấm sợi carbon theo nhiều hướng, từng lớp một, tạo độ bền chắc và độ cứng cho mỗi cấu trúc.

Với khả năng di chuyển theo phương ngang tới 30 mét, AFP có thể chế tạo những mảnh lớn nhất - phần liên tầng dài 28 mét và phần vỏ bảo vệ của tên lửa Neutron. Cỗ máy cũng đảm nhận việc rải các lớp của tầng đầu tiên (đường kính 7 mét) và bồn chứa của tầng thứ hai (đường kính 5 mét).

Khi chế tạo một mảnh, hệ thống kiểm tra tự động tích hợp trong máy sẽ rà quét để phát hiện khiếm khuyết hoặc sai sót trong cấu trúc composite carbon và tạm dừng để cảnh báo người vận hành trước khi chế tạo lớp tiếp theo.

Cỗ máy in 3D tên lửa composite lớn nhất thế giới
Mô phỏng tên lửa Neutron. (Ảnh: Rocket Lab).

Rocket Lab dự kiến việc sử dụng AFP giúp tiết kiệm hơn 150.000 giờ lao động để chế tạo Neutron, giúp mẫu tên lửa này trở nên rẻ hơn, sản xuất nhanh và dễ dàng hơn. Công ty dự định phóng tên lửa Neutron đầu tiên vào năm 2025.

Theo Rocket Lab, sau khi hoàn thiện, Neutron sẽ trở thành tên lửa bằng vật liệu composite lớn nhất lịch sử. Tên lửa dự kiến cao 43 m, đường kính 7 mét, có sức chở 13 tấn lên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) và có thể tái sử dụng. Trong khi đó, hệ thống tên lửa Starship của SpaceX chủ yếu làm từ thép không gỉ, Starliner của Boeing chủ yếu sử dụng hợp kim nhôm. Ban đầu, SpaceX đã cân nhắc sử dụng vật liệu composite CF cho Starship, nhưng cuối cùng chọn thép không gỉ vì hiệu quả về chi phí, khả năng chịu nhiệt và độ bền.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đại dịch chuột từng khiến Australia điêu đứng

Đại dịch chuột từng khiến Australia điêu đứng

Trước khi đại dịch chuột năm 1917 bị dập tắt, người dân Australia đã bắt và giết chết hơn 1.500 tấn chuột, tương đương khoảng 100 triệu con.

Đăng ngày: 22/10/2024
Nguyên mẫu máy bay siêu thanh đạt tốc độ lớn nhất

Nguyên mẫu máy bay siêu thanh đạt tốc độ lớn nhất

Máy bay phản lực siêu thanh XB-1 của Boom thực hiện chuyến bay thử thứ 5 từ Cảng hàng không vũ trụ Mojave hôm 7/10 và lập một số kỷ lục mới trong quá trình bay.

Đăng ngày: 22/10/2024
Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia mất điện quá lâu?

Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia mất điện quá lâu?

Khi hệ thống điện của Cuba sụp đổ bước sang ngày thứ ba vào hôm 20/10, những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mất điện kéo dài đang dần lộ rõ.

Đăng ngày: 22/10/2024
Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

Câu hỏi " gà có trước hay quả trứng có trước" có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Đăng ngày: 22/10/2024
Trái tim đập bao nhiêu lần trong một đời người?

Trái tim đập bao nhiêu lần trong một đời người?

Chức năng cơ bản nhất của tim là giữ cho cơ thể sống. Nó làm việc liên tục không ngừng nghỉ, nhưng đến mức nào? Mỗi ngày, mỗi năm và cả cuộc đời, mỗi người có bao nhiêu nhịp tim đập?

Đăng ngày: 21/10/2024
Kỷ lục truyền dữ liệu không dây gần 1 terabit/giây

Kỷ lục truyền dữ liệu không dây gần 1 terabit/giây

Một nhóm nhà nghiên cứu Anh kết hợp hai công nghệ không dây có sẵn để lập kỷ lục truyền dữ liệu không dây ở 938 gigabit/giây (Gbps).

Đăng ngày: 19/10/2024
Máy dự báo bão bằng đỉa sống

Máy dự báo bão bằng đỉa sống

Máy dự báo của bác sĩ George Merryweather thế kỷ 19 gồm 12 chai thủy tinh, mỗi chai chứa một con đỉa sống, có thể rung chuông khi sắp bão.

Đăng ngày: 19/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News