“Cỗ máy thời gian” trong truyện Doremon xuất hiện ngoài đời thực

Du hành thời gian luôn là một chủ đề có sức hút mạnh mẽ với con người. Một YouTuber đã bỏ ra thời gian một năm để tự chế tạo ra "cỗ máy thời gian" dành cho riêng mình.

Du hành thời gian vẫn luôn là ước muốn bất tận của con người. Trong lúc chờ công nghệ của tương lai, một YouTuber đã tự mình chế tạo "cỗ máy thời gian" chỉ dành cho riêng mình.

Thời gian vừa qua, theo mạng xã hội Reddit, người dùng có nickname _lucasrizzotto (Lucas Rizzotto) - YouTuber người Mỹ đã đăng tải nội dung: "Tôi đã dành cả 1 năm để mang chiếc máy ảnh trên đầu và chế tạo ra cỗ máy thời gian giúp tôi hồi tưởng lại quá khứ của mình trong thực tế ảo (tiếng Anh: Virtual Reality - VR)".

“Cỗ máy thời gian” trong truyện Doremon xuất hiện ngoài đời thực
Lucas và "cỗ máy thời gian" của mình.

Chia sẻ trên trang cá nhân, vào một ngày đẹp trời, Lucas tự hỏi liệu cỗ máy thời gian có thật hay không và bắt tay vào tự hoàn thành công trình này. Theo chia sẻ, Lucas đã dành ra thời gian một năm để hoàn thành "cỗ máy thời gian" dành cho chính mình.

Đây là dự án khiến Lucas dày công đội chiếc máy ảnh trên đầu suốt cả năm trời, anh ghi lại mọi thứ diễn ra xung quanh. Mỗi ngày, anh tải toàn bộ video lên mạng và bắt tay vào việc tạo nên giao diện cỗ máy thời gian.

Chiếc máy này dựa trên mô típ của bộ phim "Trở lại tương lai". Sử dụng một lượng Data cực kì lớn nên Lucas đã "nướng" rất nhiều ổ cứng cho dự án này. Ban đầu, khi lên kế hoạch tạo ra nó, Lucas chia sẻ rằng: "Để tạo ra được cỗ máy thời gian đưa ta về quá khứ và tác động đến lịch sử, đó là điều không tưởng. Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể tạo ra cỗ máy thời gian "cá nhân", để có được trải nghiệm lại ký ức của mình trong quá khứ bằng công nghệ thực tế ảo".

“Cỗ máy thời gian” trong truyện Doremon xuất hiện ngoài đời thực
Lucas sử dụng tới công nghệ VR để tái tạo toàn bộ "quá khứ" của mình.

Theo giả thiết của riêng Lucas, để có cỗ máy thời gian hoàn chỉnh, anh ta cần làm 3 việc: Tạo ra bộ điều khiển, xây dựng hệ thống tìm kiếm ký ức và làm hiệu ứng cho việc du hành thời gian. Lucas sử dụng tới công nghệ VR để tái tạo toàn bộ "quá khứ" của mình.

Ngoài ra, Lucas nói rằng, việc xem lại ký ức cũng giống như khi ta mở file video và xem trên máy tính. Để không bị nhàm chán và phù hợp với ngoại hình của cỗ máy thời gian, Lucas đã sử dụng đến trí tưởng tượng phong phú của mình.

Với bộ điều khiển, anh ta tự lên thiết kế và lắp ghép nó trong môi trường thực tế ảo. Hình dáng được mô phỏng lại từ bộ điều khiển xe hơi trong phim "Trở lại tương lai" năm 1985. Giờ đây, khi sử dụng chiếc kính thực tế ảo, Lucas có thể "đi đến" bất kỳ sự kiện nào trong năm 2019 và tận mắt nhìn thấy mọi thứ một lần nữa theo đúng nghĩa đen.

Khó khăn lớn nhất và cũng là trở ngại đáng quan tâm nhất của Lucas, đó là làm thế nào để tạo ra hệ thống tìm kiếm ký ức, vì nếu hệ thống không hoạt động tốt, mọi công sức của Lucas sẽ coi như "đổ xuống sông xuống biển". Chưa kể, kho dữ liệu data của anh có dung lượng "khổng lồ", quá trình ghi hình liên tục của cả 1 năm cũng sẽ thành "mây khói" và vô ích.

“Cỗ máy thời gian” trong truyện Doremon xuất hiện ngoài đời thực
Với bộ điều khiển, anh ta tự lên thiết kế và lắp ghép nó trong môi trường thực tế ảo.

Đến khi trải nghiệm cỗ máy thời gian do chính tay mình tạo ra, bản thân Lucas cũng ngỡ ngàng. Anh thừa nhận rằng, đã có quá nhiều những ký ức đẹp mà mình vô tình lãng quên, "cỗ máy thời gian" đã cho anh một lần nữa trở lại và sống lại trong từng khoảnh khắc đó.

Điều thú vị là Lucas đã kết hợp lại 3 hiệu ứng: Dòng chuyển động của "Chậu tưởng ký" trong truyện Harry Potter, hình ảnh 3 chiều trong bộ phim "Bản Báo Cáo Thiểu Số" (bộ phim Minority Report năm 2002) và lỗ không đáy của trò chơi nổi tiếng Portal 2, để tạo nên màn ảnh ký ức của chính mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Máy bay chở khách trong tương lai có thể bay theo đàn như chim

Máy bay chở khách trong tương lai có thể bay theo đàn như chim

Cách bay hình chữ V hoàn hảo của các loài chim truyền cảm hứng cho những kỹ sư trong dự án Airbus UpNext thử nghiệm bay theo hàng.

Đăng ngày: 29/09/2020
Đã phát minh ra cảm biến ô nhiễm không khí nhỏ nhất thế giới, có thể đặt gọn trong smartphone

Đã phát minh ra cảm biến ô nhiễm không khí nhỏ nhất thế giới, có thể đặt gọn trong smartphone

Trong tương lai mỗi chiếc smartphone có thể trở thành một trung tâm đo lường chất lượng không khí di động.

Đăng ngày: 29/09/2020
Hãng Airbus tiết lộ kế hoạch sản xuất máy bay phát thải bằng 0

Hãng Airbus tiết lộ kế hoạch sản xuất máy bay phát thải bằng 0

Airbus vừa công bố kế hoạch đưa loại máy thương mại bay đầu tiên trên thế giới phát thải bằng 0 nhờ sử dụng nhiên liệu hydro vào khai thác từ năm 2035.

Đăng ngày: 27/09/2020
Panasonic đã biến đổi những chiếc bồn cầu sứ thành bồn cầu nhựa chống bám bẩn như thế nào

Panasonic đã biến đổi những chiếc bồn cầu sứ thành bồn cầu nhựa chống bám bẩn như thế nào

Panasonic đang hướng sang việc sử dụng nhựa để tạo ra các sản phẩm chống vết bẩn độc đáo và khác biệt hơn.

Đăng ngày: 23/09/2020
Thiết bị hạn chế phát thải hạt vi nhựa từ lốp xe

Thiết bị hạn chế phát thải hạt vi nhựa từ lốp xe

Thiết bị thu nhận các hạt vi nhựa thải ra từ lốp xe khi di chuyển, giúp giảm thiểu ô nhiễm mang tên Tyre Collective đã giành được giải thưởng James Dyson của Anh năm nay.

Đăng ngày: 22/09/2020
3 người dân Châu Âu sẵn sàng tự biến mình thành

3 người dân Châu Âu sẵn sàng tự biến mình thành "nửa người nửa máy" để có siêu sức mạnh

Theo một khảo sát vừa được thực hiện mới đây. 2/3 người dân các nước Tây Âu sẵn sàng cường hóa’ cơ thể để biến thành cyborg để cải thiện cuộc sống và sức khỏe của họ.

Đăng ngày: 22/09/2020
Chip chuyển đổi lượng tử tốc độ ánh sáng đầu tiên thế giới

Chip chuyển đổi lượng tử tốc độ ánh sáng đầu tiên thế giới

Chip sử dụng hạt photon, thay thế hạt điện tử thông thường trong máy tính, có khả năng xử lý đồng thời hàng trăm kênh với tốc độ ánh sáng.

Đăng ngày: 22/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News