Có nên ngủ trong ô tô bật điều hòa khi trời nóng?

Sự cố mất điện trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm khiến nhiều người buộc phải ngủ trong ô tô bật điều hoà. Nhưng người dùng nên đặc biệt lưu ý điều dưới đây.

Cảm giác oi bức, nóng nực lại cộng thêm tiếng trẻ con khóc nhèo nhẹo, nhiều nhà khổ sở, xoay sở cách đối phó với nóng bức khi bị mất điện. Các gia đình tìm mọi cách để có được giấc ngủ ngon giữa trưa hè hay đêm tối nóng bức.

Không ít người lên ý tưởng ngủ trong ô tô bật điều hoà. Việc làm này không phải là hiện tượng mới. Và bạn hoàn toàn có thể ngủ ngon trong ô tô bật điều hoà. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngủ quên trong ô tô dẫn đến việc tử vong. Do vậy, nên làm đúng cách để đảm bảo an toàn cho bạn và cả gia đình.


Khói thải xe hơi phát ra khí carbon monoxide vào môi trường và không khí xung quanh. (Ảnh minh họa).

Không nên ngủ liên tục nhiều giờ trong ô tô bật điều hòa

Lý do chính khiến việc ngủ liên tục nhiều giờ trong ô tô bật điều hoà trở nên nguy hiểm là do khí carbon monoxide. Để máy điều hòa ô tô hoạt động nghĩa là giữ cho động cơ ô tô của bạn hoạt động.

Khói thải xe hơi phát ra khí carbon monoxide vào môi trường và không khí xung quanh. Điều này không nguy hiểm đến tính mạng khi lái xe ngoài đường, nhưng khi bị giới hạn trong không gian nhỏ, khí carbon monoxide có thể cực kỳ nguy hiểm, theo Vehiclefreak.

Nguyên nhân chính gây tử vong khi ngủ trong ô tô là khí carbon monoxide. Đây là loại khí không màu, không mùi, giải phóng khi đốt cháy nhiên liệu, như than đá, gỗ, than củi, dầu nhiên liệu...

Nó thường tiêu tan nhanh chóng ngoài trời nhưng có hại cho sức khỏe con người khi tích tụ trong không gian kín. Chẳng hạn, một chiếc ô tô mở máy khi đang dừng đỗ và đóng kín tất cả các cửa sổ. Những người ngủ trong ô tô chết vì ngộ độc khí carbon monoxide mà không hề có triệu chứng.

Những người tỉnh táo có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, đau ngực, khó thở, lú lẫn và co giật.

Nếu hít phải khí càng lâu thì các triệu chứng càng tồi tệ. Mất ý thức có thể xảy ra trong vòng 2 giờ nếu có nhiều carbon monoxide trong không khí.

Ngoài ra, xe bật điều hòa dừng một chỗ quá lâu sẽ có nguy cơ hết xăng hoặc động cơ dễ bị nóng lên quá mức do hệ thống làm mát cưỡng bức không hoạt động, dẫn đến điều hòa dừng hoạt động, bên trong xe hết dưỡng khí, người ngủ trong thời gian dài có thể lịm dần và tử vong.


Hãy đặt chuông báo thức liên tiếp 15-30-45-60 phút để không ngủ quên trên xe quá lâu. (Ảnh minh họa).

Những lưu ý an toàn khi ngủ trên ô tô?

Ở một số quốc gia, ngủ trong ô tô là bất hợp pháp. Ở Mỹ, ngủ trong ô tô là bất hợp pháp ở hầu hết các thành phố. Một số bang như Virginia và Florida, người dân cũng phải tuân theo các quy tắc nhất định về việc ngủ trong xe.

Để giảm số lượng người vô gia cư, một số thành phố đưa ra quy định nếu bắt gặp ngủ trên ô tô sẽ bị phạt 1.000 USD hoặc bị phạt tù 6 tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngủ trong ô tô, dưới đây là những lời khuyên hàng đầu về cách làm để đảm bảo an toàn:

  • Chọn nơi thông thoáng và râm mát để đỗ xe. Không gian rộng giúp khí thải từ ống xả nhanh tản đi, không quẩn quanh ô tô.
  • Mặc quần áo thoải mái, chuẩn bị thêm những thứ cần thiết cho giấc ngủ như gối, chăn, túi ngủ.
  • Mở hé cửa sổ hoặc sử dụng cửa sổ trời nếu ô tô của bạn có.
  • Treo rèm cửa thực hiện 2 chức năng: ngăn người qua đường nhìn thấy những gì đang xảy ra trong xe và tránh các tia sáng, côn trùng chui vào xe. Nếu chưa chuẩn bị sẵn rèm, bạn có thể lấy bìa cứng, cắt thành hình như ô cửa sổ.
  • Để giữ không khí lưu thông, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc quạt nhỏ.
  • Nhắn tin cho người quen vị trí định vị và thông báo về việc bạn ngủ trên xe ô tô. Đặt chuông báo thức liên tiếp 15-30-45-60 phút để không ngủ quên trên xe quá lâu.

Vì sao một số loại trái cây Nhật Bản có mức giá siêu đắt?

Công ty Đức phát triển lò phản ứng điện nhiệt hạch dạng xoắn

Tại sao người Hà Lan thường không kém rèm cửa khi ở nhà?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News