Có những chất độc nào trong một điếu thuốc lá

Một điếu thuốc chứa ít nhất 69 chất gây ung thư, trong đó có arsenic được dùng trong thuốc diệt chuột và có thể gây ung thư bàng quang, ung thư gan.

Hầu như ai cũng biết thuốc lá gây hại cho sức khỏe song ít người hiểu thuốc lá thực sự nguy hiểm đến mức nào. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho thấy 70% người hút thuốc chỉ nghe về nicotine, làm tăng cao nguy cơ tử vong do thuốc lá.


Một điếu thuốc chứa hơn 4.000 chất hóa học. (Ảnh: westsussex).

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, một điếu thuốc chứa hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm chất độc hại và ít nhất 69 chất gây ung thư. Ngoài nicotine, thuốc lá còn chứa những chất đặc biệt nguy hiểm sau:

  • Cadmium: Thường được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Tiếp xúc dài ngày với cadmium dễ gây ra tình trạng nhiễm độc cùng các vấn đề về hô hấp hoặc thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Methanol: Thành phần chính của nguyên liệu tên lửa. Metanol là chất rất độc, một lượng nhỏ cũng gây mù mắt và nhiều hơn có thể dễ dàng dẫn đến tử vong.
  • Formaldehyde: Chất dùng để ướp xác. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, hít thở phải formaldehyde kích thích mắt và màng nhầy, chảy nước mắt, đau đầu, gây cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Phơi nhiễm với nhiều formaldehyde hơn làm tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê; có thể dẫn đến ung thư và tử vong.
  • Arsenic: Thường được dùng trong thuốc diệt chuột. Arsenic độc gấp 4 lần thủy ngân, bị Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cùng Liên minh Châu Âu (EU) đưa vào danh sách các chất gây ung thư nhóm 1. Tiếp xúc với arsenic hàng ngày kể cả ở hàm lượng thấp cũng có nhiều tác hại cho sức khỏe như hoại tử các vết loét, rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.
  • Acetaldehyde: Là chất cực độc gây ung thư, bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh như mất trí nhớ hay alzheimer, dị dạng thai nhi, tăng huyết áp dù tiếp xúc với lượng nhỏ.

Bên cạnh những chất trên, còn hàng loạt chất nguy hại khác trong thuốc lá song các nhà khoa học chưa thể xác định được ảnh hưởng lên cơ thể của tất cả chúng. Nhóm tác giả từ Đại học Bắc Carolina nhận định cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để nắm rõ hơn về thành phần thuốc lá, cũng như giúp người hút thuốc từ bỏ thói quen xấu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News