Có phải người Ai Cập cổ đại đã khám phá ra ánh sáng nhân tạo?

Có nhiều giả thuyết cho rằng người Ai Cập cổ đại đã có khả năng tạo ra điện và thắp sáng bóng đèn, tuy nhiên điều này có thực sự chỉ là giả thuyết hay không?

Theo khoa học hiện đại, điện chỉ được phát hiện vào những năm 1700 bởi Benjamin Franklin. Tuy nhiên đã có nhiều bằng chứng chỉ ra việc sử dụng ánh sáng nhân tạo ở Ai Cập cổ đại. Nhiều tác phẩm chạm khắc được phục hồi từ các ngôi đền Ai Cập cổ cho thấy người xưa đã có thể sử dụng điện để tạo ra ánh sáng.

Ví dụ, các bức phù điêu được phục hồi từ ngôi đền phía nam Hathor cho thấy việc sử dụng ánh sáng điện ở Ai Cập cổ đại. Những hình chạm khắc này cũng được tìm thấy tại đền thờ Dendera, và có niên đại khoảng năm 50 trước Công nguyên.

Cũng có những manh mối về môi trường cho thấy người Ai Cập có thể đã khám phá ra bí mật của ánh sáng nhân tạo. Xuyên suốt những tàn tích của Ai Cập, có rất ít dấu vết của bồ hóng trên mái của các ngôi đền và lăng mộ cổ - dấu hiệu của việc đốt đuốc và sử dụng lửa để thắp sáng.

Điều này cho thấy rằng, chắc hẳn đã có một loại ánh sáng khác được sử dụng ở Ai Cập thời xa xưa. Chúng ta biết rằng người Ai Cập là những bậc thầy trong việc xây dựng và một số thiết kế của họ vẫn thách thức sự hiểu biết hiện đại của chúng ta.

Bóng đèn Dendera!

Ai Cập là một nền văn minh tiên tiến trong thời đại của mình và có thể họ đã sử dụng "công nghệ tiên tiến" trong cuộc sống hàng ngày - thứ vốn đã bị lãng quên. Tuy nhiên, nguồn năng lượng để vận hành những "công nghệ" này có thể không chính xác là điện.

Có phải người Ai Cập cổ đại đã khám phá ra ánh sáng nhân tạo?
Bóng đèn Dendera là một mô típ được chạm khắc như một bộ phù điêu bằng đá trong ngôi đền Hathor tại Dendera ở Ai Cập, trông rất giống với các thiết bị chiếu sáng điện hiện đại. Một giả thuyết ngoài lề cho thấy rằng bóng đèn Dendera mô tả công nghệ điện tiên tiến được sở hữu bởi người Ai Cập cổ đại. Trái ngược với cách giải thích chính thống, một giả thuyết bên lề cho rằng các bức phù điêu mô tả công nghệ điện của Ai Cập cổ đại, dựa trên so sánh với các thiết bị hiện đại tương tự (như ống Geissler, ống Crookes, và đèn hồ quang).

Các bức phù điêu mô tả các cảnh khác nhau trong ngôi đền, và một cảnh cụ thể mô tả cái mà ngày nay được gọi là "Bóng đèn Dendera", với sự xuất hiện của thần rắn Harsomtus.

Vị thần cũng được miêu tả là được bao phủ bởi năng lượng ma thuật. Cấu trúc bên ngoài của bóng đèn được gọi là bong bóng ma thuật - được miêu tả là đang được nâng đỡ bởi những nam giới có kích thước khác nhau. Các nhân vật nam mặc khố và có đĩa mặt trời quanh đầu.

Nhiều người đã cố gắng giải mã các di vật này và theo thời gian, nhiều người tin rằng các hình chạm khắc mô tả việc sử dụng bóng đèn sợi đốt. Sợi dây bên ngoài bong bóng ma thuật có thể là một sợi dây điện. Bong bóng ma thuật xung quanh con rắn có thể là bóng đèn và bản thân con rắn có thể là dây tóc của bóng đèn.

Tuy nhiên, niềm tin này được nhiều người coi là không thực tế và không thể là sự thật. Tuy nhiên vẫn những lời giải thích khác, hợp lý hơn cho những gì được mô tả trong các bức chạm khắc ở Dendera. Tuy nhiên chúng không phải là những kết luận khoa học đáng tin cậy, và sự thật vẫn là các mô tả trên bức phù điêu có hình dáng gần giống với bóng đèn sợi đốt hiện đại.

Nguồn ánh sáng cổ xưa!

Có phải người Ai Cập cổ đại đã khám phá ra ánh sáng nhân tạo?
Nguồn sáng mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để trang trí nội thất có lẽ là đèn thầu dầu.

Từ những khám phá khảo cố gần đây, các nhà khoa học đã biết được rằng nguồn sáng mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để trang trí nội thất có lẽ là đèn thầu dầu. Đèn thầu dầu cháy rất sạch và không để lại bất kỳ loại muội than nào. Điều này cũng có thể giải thích việc thiếu bồ hóng trên trần nhà.

Nó cho thấy rằng người Ai Cập đã hiểu rất rõ về các nguồn tài nguyên mà họ sở hữu trước đây. Ánh sáng điện có thể không được sử dụng để chiếu sáng ở Ai Cập, nhưng họ đã sử dụng một số kỹ thuật trang trí và chiếu sáng tuyệt vời.

Hơn nữa, nếu ngôi đền sử dụng ánh sáng điện, thì sẽ có một số bằng chứng về điều đó trong các ghi chép lịch sử.Việc sử dụng ánh sáng điện để thắp sáng cần phải có các mỏ khai thác khoáng chất chết tạo dây tóc bóng đèn.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu của bất kỳ loại mỏ nào ở Ai Cập có từ thời cổ đại và được sử dụng cho mục đích đó. Ngoài ra, các di tích Ai Cập cổ đại cũng không có dấu vết của các nhà kho và xưởng sản xuất bóng đèn. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại các nhà máy điện có thể phát điện.

Người Ai Cập cổ đại có thể đã sử dụng ánh sáng Mặt trời và gương vào một thời điểm nào đó trong lịch sử để thắp sáng bên trong lăng mộ. Hơn nữa, không có dấu hiệu của bất kỳ tàn dư bóng đèn nào trong các nghiên cứu khảo cổ về Ai Cập cổ đại. Vì vậy, không thể có chuyện người Ai Cập cổ đại sử dụng điện và bóng đèn để thắp sáng.

Mặc dù không có bằng chứng về ánh sáng điện trong thời kỳ lịch sử đó, nhưng chắc chắn đã có việc sử dụng đèn dầu của người Ai Cập được tạo ra với số lượng lớn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về thanh kiếm bằng tiền xu của người Trung Quốc cổ đại

Sự thật về thanh kiếm bằng tiền xu của người Trung Quốc cổ đại

Kiếm tiền xu ra đời từ hàng nghìn năm trước, dùng để trừ tà và trong các nghi thức Đạo giáo, thay vì để chiến đấu.

Đăng ngày: 27/12/2022
Vấn đề toán học khi tổ chức World Cup có 48 đội

Vấn đề toán học khi tổ chức World Cup có 48 đội

World Cup 2022 kết thúc mở ra một chương mới của bóng đá. Kể từ năm 2026, số đội tham gia World Cup sẽ tăng lên 48 đội.

Đăng ngày: 26/12/2022
Làm sao con người tính được chu vi Trái đất chỉ bằng một cây gậy?

Làm sao con người tính được chu vi Trái đất chỉ bằng một cây gậy?

Từ hơn 2.000 năm trước, một nhà bác học thời cổ đại chỉ sử dụng một cây gậy để có thể tính ra chu vi tương đối của Trái đất với độ chính xác tới 99%.

Đăng ngày: 26/12/2022
Rolls-Royce lắp ráp xong động cơ máy bay lớn nhất thế giới

Rolls-Royce lắp ráp xong động cơ máy bay lớn nhất thế giới

Công ty Rolls-Royce hoàn thành chế tạo phiên bản thử nghiệm đầu tiên của động cơ UltraFan siêu lớn, dự kiến có mặt trên các máy bay chở khách vào thập niên 2030.

Đăng ngày: 24/12/2022
Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?

Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?

Giáng sinh được biết đến là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, tuy nhiên ngày lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ nước nào là điều không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 24/12/2022
Cận cảnh Siêu quả bóng vàng, giải thưởng mà Messi được đề nghị trao

Cận cảnh Siêu quả bóng vàng, giải thưởng mà Messi được đề nghị trao

Người hâm mộ kêu gọi trao Siêu quả bóng vàng, giải thưởng mà tạp chí France Football chỉ trao 30 năm 1 lần.

Đăng ngày: 24/12/2022
Làm rõ tin đồn bao năm người người nhà nhà đều biết: Ông già Noel có thực sự do Coca-Cola sáng tạo nên?

Làm rõ tin đồn bao năm người người nhà nhà đều biết: Ông già Noel có thực sự do Coca-Cola sáng tạo nên?

Ông già Noel bụng phệ, có 2 tông màu đỏ - trắng đặc trưng của Coca-Cola là chiến dịch marketing thành công đi vào huyền thoại của hãng nước ngọt này?

Đăng ngày: 24/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News