Cơ quan Vũ trụ châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong sứ mệnh Mặt trăng
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13/4 thông báo ngừng hợp tác cùng Nga các sứ mệnh trên Mặt trăng.
Trước đó, cơ quan này cũng đã đưa ra quyết định tương tự đối với các sứ mệnh trên sao Hỏa.
ESA sẽ ngừng các hoạt động hợp tác với Nga trong 3 sứ mệnh trên Mặt trăng. (Ảnh minh họa: AP/NASA)
Theo tuyên bố của ESA, cơ quan này sẽ "ngừng các hoạt động hợp tác" cùng Nga trong 3 sứ mệnh trên Mặt trăng, gồm Luna-25, 26 và 27, mà cơ quan này đã thực hiện nhằm thử nghiệm thiết bị và công nghệ mới.
Cuối tháng Ba vừa qua, ESA cũng đã ngừng hợp tác cùng Nga trong kế hoạch ExoMars, đưa xe tự hành lên sao Hỏa để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống.
ESA đã lên kế hoạch trang bị camera điều hướng Pilot-D trên tàu thăm dò Luna-25, dự kiến phóng vào mùa Hè năm nay.
Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher cho biết máy quay đã được tháo dỡ và vụ phóng đã bị hủy.
Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga đã được thông báo về sự việc trên.
ESA cho biết hiện đã tìm được một số đối tác thay thế.
Cùng ngày, theo hãng tin TASS, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (NEA) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết sẽ đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại cơ quan này từ ngày 11/5 tới.
Thông báo của NEA nêu rõ: "Cơ quan có thẩm quyền của OECD đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại NEA vào ngày 11/4. Nga đã được thông báo về quyết định này và lệnh đình chỉ sẽ có hiệu lực từ ngày 11/5 tới".
Nga đã tham gia NEA từ năm 2013.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
