Cơ quan vũ trụ Nhật Bản trình làng tên lửa mang vệ tinh nhỏ nhất thế giới

Cơ quan vũ trụ Nhật Bản vừa giới thiệu loại tên lửa nhỏ nhất thế giới để mang vệ tinh lên vũ trụ.

Theo TheVerge, một năm sau khi tên lửa tí hon của mình không đạt được quỹ đạo mong muốn trong cuộc thử nghiệm, Cơ quan không gian Nhật Bản (JAXA) đã phóng thành công một tên lửa khác vào cuối tuần vừa rồi. Và đây là tên lửa nhỏ nhất trên thế giới có thể mang vệ tinh lên quỹ đạo vào thời điểm này.

Cơ quan vũ trụ Nhật Bản trình làng tên lửa mang vệ tinh nhỏ nhất thế giới
Đây là tên lửa nhỏ nhất trên thế giới có thể mang vệ tinh lên quỹ đạo vào thời điểm này.

Theo JAXA, đây là một thí nghiệm mang tính trình diễn. Tên lửa của họ đã mang TRICOM-1R lên quỹ đạo – hệ thống này gồm 3 khối cubesat (CubeSat là một chương trình quốc tế được khởi xướng bởi Đại học Bách khoa bang California (California Polytechnic State University - Cal Poly) nhằm giúp các trường đại học, cao đẳng và công ty tư nhân để đưa những vệ tinh nhỏ và nghiệp dư vào quỹ đạo với phí tổn thấp.

Theo đó, một định dạng tiêu chuẩn đã được đặt ra, được yêu cầu phải đáp ứng từ các vệ tinh, trước khi được giúp đưa lên trạm không gian và vào quỹ đạo: có hình dạng chuẩn (1U tiếng Anh từ chữ One Unit, một đơn vị) kích thước 10cm x 10cm x 10cm và trọng lượng tối đa 1,33kg. Các vệ tinh được gói trong một thiết bị khởi động đặc biệt (poly Picosatellite Orbital Deployer, hoặc P-POD), mà có thể chứa đến 3 vệ tinh CubeSat của 1 tên lửa đẩy – Theo Wikipedia).

Với màn ra mắt thành công, SS-520-5 là tên lửa nhỏ nhất từng đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Công ty Rocket Lab của New Zealand đã phóng thành công chiếc tên lửa nhỏ đầu tiên được gọi là Electron vào tháng trước, đưa bốn vệ tinh lên quỹ đạo. Những chiếc tên lửa được thiết kế để mang trọng tải nhỏ như ElectronSS-520-5 của Nhật Bản giúp giảm chi phí đi lên quỹ đạo. Nó mở đường cho các công ty nhỏ phóng vệ tinh lên quỹ đạo mà không cần phải thuê các tên lửa hạng nặng của SpaceX, Orbital ATK hoặc United Launch Alliance.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Sử dụng rượu cồn để nghiên cứu trường từ vũ trụ

Sử dụng rượu cồn để nghiên cứu trường từ vũ trụ

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển) đã phát minh ra một phương pháp mới, sử dụng methanol - một dạng rượu cồn đơn giản nhất.

Đăng ngày: 05/02/2018
Con người xả gần 190.000kg

Con người xả gần 190.000kg "rác" trên Mặt trăng

Sau những chuyến thám hiểm không gian, con người để lại nhiều thiết bị khoa học và cả các loại vật dụng không còn dùng đến trên bề mặt Mặt Trăng, Science Alert hôm 2/2 đưa tin.

Đăng ngày: 04/02/2018
Các nhà khoa học đi tìm bản chất của thời gian và không gian

Các nhà khoa học đi tìm bản chất của thời gian và không gian

Một số nhà nghiên cứu đã khám phá ra mối liên hệ tiềm tàng giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử.

Đăng ngày: 04/02/2018
Khám phá thiên hà Seyfert 1 quái dị trong không gian

Khám phá thiên hà Seyfert 1 quái dị trong không gian

Khối lượng của thiên hà này gấp 33 triệu khối lượng Mặt trời. Theo nghiên cứu, các đường phát thải Balmer và Fe II của thiên hà này cho thấy nó mang bản chất của thiên hà NLS1.

Đăng ngày: 04/02/2018
Nga sắp mở tour du lịch không gian đầu tiên

Nga sắp mở tour du lịch không gian đầu tiên

Chúng tôi đang thảo luận khả năng cho du khách đi bộ ngoài không gian", AFP dẫn lời Vladimir Solntsev, người đứng đầu công ty tên lửa và vũ trụ Energia của Nga, nói với tờ Komsomolskaya Pravda. "Các nhà phân tích thị trường đã khẳng định rằng những người giàu có sẵn sàng chi trả cho việc này.

Đăng ngày: 02/02/2018
Phát triển phương pháp mới giúp nhìn sâu hơn vào không gian

Phát triển phương pháp mới giúp nhìn sâu hơn vào không gian

Các nhà nghiên cứu Australia mới đây đã phát triển được một phương pháp, trong đó cho phép các nhà khoa học có thể nhìn sâu hơn vào không gian.

Đăng ngày: 02/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News