Cơ thể bạn sẽ thay đổi thế nào nếu dừng uống nước?

Mọi sinh vật sống trên Trái Đất mà chúng ta đã biết đầu cần nước để tồn tại. Đó là lí do chúng ta luôn trong tình trạng cần nước mỗi ngày.

Khi nói đến nước có nghĩa là đã bao gồm các dung dịch khác có chứa nước ví dụ như nước trái cây, nước ngọt hoặc trà. Tương tự như việc cần ôxi để hít thở, "khát nước" chính là bản năng sinh tồn của loài người. Nước chiếm khoảng 65% khối lượng của cơ thể người trưởng thành và nó là chất dung môi "chung" mang các dưỡng chất và hoóc-môn đi đến mọi cơ quan nội tạng, điều hòa nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp gối và thậm chí là mắt.


Cơ thể thiếu nước bạn sẽ cảm thấy khô miệng, chóng mặt, phản ứng chậm.

Con người thải ra khoảng 1,5 lít nước tiểu hằng ngày, và thải ra 1 lít nước còn lại thông qua hơi thở, mồ hôi và phân; cơ thể sau đó phải cần bù đắp lượng nước này. Não của chúng ta sẽ phát ra tín hiệu "khát nước" khi cơ quan thụ cảm của não đo được lượng nước trong máu thấp hơn mức quy định. Ví dụ như khi đổ mồ hôi, lượng máu và huyết áp trong cơ thể sẽ giảm, não lúc đó phát ra tín hiệu "Uống nước ngay!". Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của não khi không uống nước?

Dấu hiệu của sự mất nước đầu tiên chính là khô miệng, sau đó nước tiểu sẽ tối màu lại và mùi nặng hơn vì cơ thể đã mất khả năng giữ nước. Não lúc đó sẽ bị ảnh hưởng, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, phản ứng chậm và giảm khả năng cảm thấy đau. Thực tế, lúc thiếu nước thì não trở nên teo lại, nếu không được cung cấp nước trong 1-2 ngày, bạn sẽ dừng tiểu, gặp khó khăn khi nuốt, các cơ bắp bị co thắt và buồn ói. Người thiếu nước trong thời gian dài sẽ bị suy não, không còn cảm thấy muốn ăn và máu sẽ giảm thiểu mức độ chảy dưới da để ngăn ngừa sự thất thoát nhiệt năng, nhưng đồng thời nhiệt độ bên trong cơ thể cũng tăng lên. Đó là lí do người thiếu nước trông rất "xanh xao".

Khi không được cung cấp nước trong 3-5 ngày, cơ thể và não sẽ dừng hoạt động và chúng ta sẽ khó sống sót được khi đến mức này. Khi gặp những dấu hiệu "khát nước" trên, hãy bổ sung nước cho cơ thể càng sớm càng tốt.

Không như nguồn không khí chúng ta đang thở, chỉ 2,5% số lượng nước trên Trái Đất là nước uống được. Phần lớn nguồn nước này chứa trong băng và các mạch nước ngầm, khiến lượng nước con người sử dụng được chỉ còn lại 1%. Hơn nữa, số nước còn lại được dùng chủ yếu cho việc tưới cây trong nông nghiệp và làm mát hệ thống nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra, rất nhiều người trên thế giới đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để giải quyết vấn nạn trên, ví dụ như NASA đã tìm ra cách để các phi hành gia có thể lọc chính nước tiểu của họ để uống. Tuy nhiên vẫn chưa có cách nào triệt để và hiệu quả để lọc nước số lượng lớn. Vì thể trong thời điểm hiện tại, hãy tiết kiệm nước khi có thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News