Có thể đốt cháy kim cương không?

Kim cương là vĩnh cửu, hay người ta vẫn thường nói như vậy. Nhưng ở một nhiệt độ cao đến mức nào đó và được cung cấp đủ oxygen thì kim cương vẫn cháy.

Kim cương là carbon, giống như than vậy. Kim cương khó cháy hơn than nhưng chắc chắn chúng có thể cháy. Vấn đề nằm ở chỗ phải tạo ra những điều kiện phù hợp để một viên kim cương rắn có thể phản ứng với oxygen để tạo nên một ngọn lửa.

Có thể đốt cháy kim cương không?
Nếu kim cương có thể cháy thì liệu chúng có phải là “vĩnh cửu” không?

Nhà vật lý học Rick Sachleben, một thành viên của Hiệp hội hoá chất Mỹ, cho biết: "bạn phải chuyển đổi chất rắn đó (cacbon) thành một dạng khí để nó có thể phản ứng với không khí và tạo nên một ngọn lửa.

Vậy cách tốt nhất để làm được điều đó là gì? Nhiệt, và thật nhiều nhiệt. Theo nhà vật lý học Christopher Baird của Trường đại học Tây Texax, Mỹ, thì trong một căn phòng bình thường, kim cương bốc cháy ở nhiệt độ khoảng 9000C.

Để hình dung dễ hơn, ta có thể so sánh với nhiệt độ bốc cháy của than chất bốc cao (than chứa tương đối nhiều các khí dễ bị giải phóng) là 6670C và gỗ là 3000C hoặc thấp hơn tùy theo loại gỗ. Khi mới bị nung nóng, kim cương chuyển màu đỏ, sau đó trắng. Nhiệt sẽ thúc đẩy phản ứng giữa bề mặt viên kim cương với không khí, biến đổi carbon kim cương thành carbon monoxide dạng khí không màu và không mùi.

Carbon cộng với oxygen tạo thành carbon monoxide sinh ra nhiệt. Carbon monoxide này phản ứng với oxygen sinh ra nhiều nhiệt hơn nữa. Nhiệt cao này đẩy carbon monoxide đi, do đó thêm oxygen được đem đến.

Tuy nhiên, lúc này mới chỉ là một ngọn lửa nhỏ. Để có một ngọn lửa lớn thực sự cháy trên bề mặt viên kim cương thì phải có thêm nhiều nhiệt hơn nữa, tức là phải có 100% oxygen so với không khí trong phòng chỉ có 22% oxygen. Tăng nồng độ oxygen lên mức 100% chính là điều kiện để phản ứng này có thể kéo dài. Carbon monoxide sinh ra từ kim cương sẽ cháy khi có oxygen, tạo ra một ngọn lửa nhảy múa trên bề mặt viên đá này. “Hầu như tất cả mọi thứ đều cháy trong môi trường oxygen thuần khiết” – nhà vật lý học Sachleben nói.

Theo Viện Ngọc học Mỹ (GIA), ngay cả khi không có oxygen tinh khiết, kim cương vẫn có thể bị lửa làm hư hại. Một viên kim cương trong một đám cháy nhà hoặc dưới ngọn lửa quá tay của một người chế tác kim hoàn sẽ không bốc khói nghi ngút nhưng vẫn cháy trên bề mặt đủ để thấy có khói nhẹ và chuyển sang màu trắng. Nếu gọt bỏ lớp cháy bên ngoài thì sẽ lộ ra một viên đá nhỏ hơn nhưng vẫn trong và óng ánh như ban đầu. Khi carbon cháy trong oxygen, phản ứng này sinh ra carbon dioxide và nước.

Như vậy, về lý thuyết, một viên kim cương tinh khiết sẽ biến mất hoàn toàn nếu bị đốt cháy đủ lâu. Tuy nhiên, hầu hết kim cương có ít nhất một vài tạp chất như là nitrogen chẳng hạn, vì thế phản ứng cháy không đơn giản như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Hoa mắt chóng mặt" với tuyến đường 72 khúc cua

Một trong những tuyến đường gây "chóng mặt" nhất thế giới phải kể tới đoạn đường tới 72 khúc cua tay áo tại cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 08/09/2020
Đi leo núi nhặt được viên đá lạ nên mang về chơi, anh thanh niên sốc khi biết mình

Đi leo núi nhặt được viên đá lạ nên mang về chơi, anh thanh niên sốc khi biết mình "trúng số độc đắc"

Thanh niên này không hề nhận ra giá trị thực sự của viên đá nhưng vì thấy nó đẹp nên anh quyết định mang về nhà và không ngờ nó đã giúp anh "đổi đời".

Đăng ngày: 08/09/2020
Đã xác định được độ tuổi bất hạnh nhất của con người?

Đã xác định được độ tuổi bất hạnh nhất của con người?

Các nhà khoa học tại Đại học Dartmouth và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (Mỹ) đã xác định được ở độ tuổi nào con người sống trong giai đoạn bất hạnh nhất cuộc đời.

Đăng ngày: 08/09/2020
Hộp khoai tây chiên đắt nhất thế giới 1,2 triệu đồng 5 miếng

Hộp khoai tây chiên đắt nhất thế giới 1,2 triệu đồng 5 miếng

Nhà máy Thụy Điển đã sản xuất ra những miếng khoai tây chiên đắt nhất thế giới có giá 11 USD (khoảng 250 nghìn đồng) một miếng.

Đăng ngày: 08/09/2020
Ngỡ ngàng đá đầy kim cương

Ngỡ ngàng đá đầy kim cương "địa ngục" ngập tràn bờ biển Nhật Bản

Bờ biển Nishisonogi (tỉnh Nagasaki, Nhật Bản) là khu vực thứ 2 trên Trái Đất được phát hiện có một lớp đá biến chất chứa đầy kim cương siêu nhỏ.

Đăng ngày: 07/09/2020
Nếu không có sa mạc, nền văn minh Ai Cập liệu có tồn tại?

Nếu không có sa mạc, nền văn minh Ai Cập liệu có tồn tại?

Quá trình hình thành Ai Cập cổ đại khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi ngược, liệu sa mạc là vật cản hay bước đệm tạo đà cho quốc gia Bắc Phi này phát triển?

Đăng ngày: 07/09/2020
Người đàn ông tự phá kỷ lục ngâm mình trong nước đá

Người đàn ông tự phá kỷ lục ngâm mình trong nước đá

Với tổng thời gian ngâm trong nước đá suốt 2 giờ 30 phút 57 giây, ông Josef Koeberl đã tự phá vỡ kỷ lục của bản thân lập ra vào năm 2019.

Đăng ngày: 07/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News