Có thể thu hơi nước từ đại dương để giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt?

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, nguồn cung cấp nước ngọt gần như vô hạn tồn tại ở dạng hơi nước trên các đại dương vẫn chưa được khai thác.

Một nghiên cứu mới được Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) thực hiện cho thấy, nên đầu tư vào việc thu hoạch hơi nước từ đại dương để khắc phục việc thiếu nguồn cung cấp nước ngọt ở một số nơi trên thế giới.

Có thể thu hơi nước từ đại dương để giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt?
Một cấu trúc để thu hơi nước trên biển của nhóm nghiên cứu. (Nguồn: Indiatimes).

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã xem xét 14 địa điểm thiếu nước trên khắp lãnh thổ Mỹ để tìm kiếm tính khả thi của một mô hình có thể thu hơi nước trên đại dương, từ sự ngưng tụ của hơi nước có thể lọc để tạo ra nước ngọt và thực hiện phương pháp này trong thời buổi biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đã tiến hành lắp đặt các cấu trúc thử nghiệm để thu hơi nước trên biển, tại một khu vực có chiều dài và rộng khoảng 210 mét và chiều cao 100 mét.

Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu kết luận rằng, việc thu giữ hơi nước ẩm trên bề mặt đại dương là khả thi đối với nhiều khu vực thiếu nước trên khắp thế giới. Theo ước tính của họ, sản lượng nước của các cấu trúc này có thể cung cấp nước ngọt cho một số lượng lớn dân số ở các khu vực cận nhiệt đới.

Ông Praveen Kumar, Giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường, đồng thời là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giải thích: “Khan hiếm nước là một vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước Mỹ. Cụ thể như mực nước thấp ở lưu vực sông Colorado gây ảnh hưởng đến toàn bộ miền Tây.

Tuy nhiên, ở các vùng cận nhiệt đới, các đại dương lân cận đang có nước bốc hơi liên tục dưới nắng Mặt trời do quanh năm có rất ít mây bao phủ”.

Theo nhóm nghiên cứu, các kỹ thuật từng được áp dụng trước đây để lấy nước ngọt (như tái chế nước thải, tạo các đám mây và khử muối) đã không thành công là do các nhà máy khử muối không hoạt động hiệu quả, do nước thải và nước muối chứa nhiều kim loại nặng.

“Chúng ta cần tìm cách tăng nguồn cung cấp nước ngọt vì nước được bảo tồn và tái chế từ các nguồn hiện có sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của con người. Chúng tôi nghĩ rằng phương pháp mới được đề xuất của chúng tôi có thể làm điều này ở quy mô lớn”, ông Kumar nói.

Cô Afeefa Rahman, đồng tác giả của nghiên cứu, kết luận: “Các dự báo về khí hậu cho thấy lượng hơi nước trên đại dương sẽ tăng lên theo thời gian, thậm chí còn cung cấp nhiều nước ngọt hơn. Vì vậy, ý tưởng mà chúng tôi đang đề xuất sẽ khả thi trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Kết quả nghiên cứu cung cấp một cách tiếp cận rất cần thiết và hiệu quả để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với những người dân dễ bị tổn thương sống ở các vùng khô hạn và bán khô hạn trên thế giới”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa ra đỉnh Everest vẫn chưa phải là ngọn núi cao nhất trên Trái đất!

Hóa ra đỉnh Everest vẫn chưa phải là ngọn núi cao nhất trên Trái đất!

Trái đất không phải là một hình cầu hoàn hảo, vì vậy câu trả lời có thể khiến bạn cảm thấy rất ngạc nhiên.

Đăng ngày: 21/12/2022
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường, rét đậm kéo dài

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường, rét đậm kéo dài

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Đăng ngày: 20/12/2022
Những điều cần biết về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới tại Đức

Những điều cần biết về vụ nổ thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới tại Đức

Ngày 16/12, thủy cung AquaDom nằm trong tiền sảnh khách sạn Radisson, thủ đô Berlin của Đức đã bất ngờ sụp đổ.

Đăng ngày: 19/12/2022

"Ba triệu chai nhựa" trút xuống thành phố Auckland của New Zealand trong một năm

Những phát hiện mới đây cho thấy các nhà nghiên cứu trên thế giới có thể đang đánh giá thấp mức độ phổ biến của vi hạt nhựa trong không khí.

Đăng ngày: 18/12/2022
Các nhà môi trường học cảnh báo: Ô nhiễm đang làm

Các nhà môi trường học cảnh báo: Ô nhiễm đang làm "của quý" của thế hệ sau bị thu nhỏ lại

Ô nhiễm nói chung đang dẫn đến việc tăng tỷ lệ rối loạn cương dương, giảm lượng tinh trùng ở nam giới, giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ, làm tăng số trẻ em là nam có dương vật nhỏ hơn mức trung bình.

Đăng ngày: 17/12/2022
Các nhà khoa học tìm được cách biến cỏ thành xăng chỉ trong vài tuần

Các nhà khoa học tìm được cách biến cỏ thành xăng chỉ trong vài tuần

Mặc dù hiện tại mới chỉ có thể tạo ra vài giọt nhiên liệu từ cỏ bằng quá trình nói trên nhưng các nhà khoa học tin rằng nó hoàn toàn có thể mở rộng ra trên quy mô công nghiệp để thương mại hóa.

Đăng ngày: 17/12/2022
Hiện tượng tuyết hồng kỳ lạ: Đẹp mê man nhưng đồng thời là cảnh báo đỏ cho hành tinh chúng ta?

Hiện tượng tuyết hồng kỳ lạ: Đẹp mê man nhưng đồng thời là cảnh báo đỏ cho hành tinh chúng ta?

Tuyết trắng chính là bề mặt phản chiếu tự nhiên nhất trên Trái đất. Khi tảo nở hoa, chúng sẽ làm tuyết trở nên sẫm màu hơn.

Đăng ngày: 17/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News