Cốc tình yêu xoá bỏ khoảng cách
Các nhà nghiên cứu vừa nảy sinh một ý tưởng độc đáo để giúp các đôi uyên ương ở xa nhau vẫn luôn cảm nhận được nhau. Đó là một cặp cốc thuỷ tinh công nghệ cao sẽ phát ánh sáng ấm áp mỗi khi họ cầm cốc lên.
Đôi bạn thử bộ cốc tình yêu. (Ảnh: Reuters)
Khi một người cầm cốc lên, những điện cực toả ánh sáng đỏ sẽ phát sáng trên cốc của người kia. Khi họ đưa cốc lên miệng, chiếc cốc sẽ toả sáng mạnh hơn nữa.
Khoảng cách sẽ không là vấn đề bởi những cảm biến lỏng và kết nối không dây đã được tích hợp vào trong bộ cốc.
Jackie Lee và Hyemin Chung, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Boston, Mỹ, cho biết việc uống nước cùng nhau đã là một hoạt động thường xuyên khiến các đôi rất nhớ khi phải ở xa nhau.
Theo Lee, bộ cốc không dây này sẽ thực sự giúp mọi người cảm nhận như họ đang uống nước bên nhau.
Bộ cốc tình yêu sẽ được tung ra vào tháng tới tại một hội nghị về sự tương tác máy tính và con người ở Montreal, Canada.
M.T.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
