Cốc vừa uống nước, vừa để ăn
Bởi chúng được làm từ thạch rau câu với nhiều hương vị khác nhau nên vừa có thể làm cốc đựng nước lại có thể “ăn liền” mà không sợ bị ngộ độc.
Cuộc thi Jell-O Mold được tổ chức thường niên tại Brooklyn (New York, Mỹ), nhằm khuyến khích các nhà khoa học, nghệ sĩ, đầu bếp và nhà thiết kế tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường và không gây độc hại cho con người.
Xuất phát từ ý tưởng này, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu The Way We See The World đã có chiến thắng thuyết phục khi mang tới sản phẩm cốc dùng một lần mang tên Jellware.
Các nhà nghiên cứu thuộc viện này cho biết, trong tương lai, cốc Jelloware sẽ được lựa chọn để thay thế các loại cốc giấy, cốc nhựa dùng một lần. Hơn thế, Jelloware đảm bảo tính thẩm mỹ với nhiều màu sắc bắt mắt, an toàn với người sử dụng và môi trường.
“Hầu hết mọi người đều thích món thạch rau câu với nhiều màu sắc và hương vị độc đáo như chanh, bạc hà, húng quế, củ cải, gừng. Nếu được sử dụng chính những chiếc cốc làm từ thạch, dùng để uống xong là có thể ăn liền, điều đó thật thú vị. Chúng tôi đã được cấp phép sử dụng chất gelatine để làm đông thạch rau câu theo những khuôn mẫu bắt mắt” - đại diện của Viện nghiên cứu The Way We See The World cho biết.
Theo đó, mọi người có thể ăn ngon lành chiếc cốc mình vừa sử dụng để uống nước, hoặc có thể vứt đi nếu không thích. Nguyên liệu tự nhiên trong Jelloware trở thành một loại phân bón hữu cơ giúp kích thích quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
