Còn 5.000 người mất tích sau động đất, sóng thần Indonesia
Vẫn còn ít nhất 5.000 người mất tích tại hai khu vực ảnh hưởng nặng nhất ở thành phố Palu sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 28/9.
“Dựa trên các báo cáo từ các vùng Petobo và Balaroa (thuộc thành phố Palu), còn khoảng 5.000 người mất tích”, người phát ngôn Cơ quan Cứu trợ Thảm họa Indonesia (BNBP) Supoto Purwo Nugroho ngày 7/10 cho biết.
Trả lời họp báo ở Jakarta, ông Supoto cũng cập nhật số nạn nhân thiệt mạng trong đợt thảm họa vừa qua đã lên đến 1.763 người.
Ông Supoto cho biết quá trình tìm kiến người sống sót sẽ kéo dài đến ngày 11/10. Sau thời điểm đó, những người chưa được tìm thấy sẽ được xem là đã tử vong trong thảm họa ngày 28/9.
Một nhà thời Hồi giáo tại khu Balaroa chỉ còn là đống đổ nát sau trận động đất mạnh 7,5 độ ngày 28/9. (Ảnh: Getty).
Nhiều khu vực thuộc thành phố Palu vẫn đang chìm trong những đống đổ nát và bùn lầy sau thảm họa kép động đất - sóng thần ngày 28/9, khiến việc tìm kiếm và xác thực số người mất tích trở nên vô cùng khó khăn, theo AFP.
Một số khu dân cư đã hoàn toàn biến mất sau thảm họa kép cuối tháng 9. Balaroa là một trong những vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa vừa qua.
Vào thời điểm vụ động đất xảy ra, nhiều trẻ em trong vùng đang tập trung ở một nhà thời Hồi giáo địa phương chuẩn bị cầu nguyện. Một trợ lý của giáo sĩ trong vùng cho biết không người nào khác ở nhà thờ sống sót sau trận động đất, theo NTNews.
Những thiệt hại ở Petobo lại được gây ra bởi hiện tượng đất hóa lỏng dưới tác động của sóng thần. Nhà cửa bị nuốt chửng xuống lòng đất. Nhiều nạn nhân bị chôn sống dưới bùn lầy. Những hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy gần như toàn bộ địa phương này bị xóa sổ.
Tuần qua, giới chức Indonesia đã cân nhắc biến cả 2 khu vực trên trở thành những khu mộ tập thể vì số lượng người tử vong tập trung quá lớn, theo ABC News.
Đất hóa lỏng tại Petobo nuốt chửng nhà cửa và chôn sống hàng trăm người. (Ảnh: ABC News).
Các thống kê ban đầu cho thấy thảm họa kép động đất và sóng thần tại miền trung đảo Sulawesi cuối tháng 9 đã phá hủy tổng cộng 65.733 căn nhà, theo hãng thông tấn Bernama. Hơn 70.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
