Con đười ươi đầu tiên trên thế giới gần học được cách nói tiếng người

Rất nhiều nhà khoa học vẫn tin vào thuyết Tiến hóa của Darwin, rằng con người có nguồn gốc tiến hóa từ một loài thuộc chi vượn người chứ không phải từ trên trời rơi xuống, nên họ vẫn nghiên cứu họ hàng của chúng ta để tìm hiểu con người đã tiến hóa như thế nào. Mới đây, một con đười ươi tên là Rocky được cho là đã học được cách phát ra các nguyên âm và gần như là mô phỏng được ngôn ngữ của loài người.

Theo một nghiên cứu được dẫn đầu bởi tiến sĩ Adriano Lameira ở ĐH Durham, được công bố trên tạp chí Scientific Reports, chú đười ươi Rocky đã học được khoảng 500 nguyên âm từ huấn luyện viên của mình, điều này cũng gần giống với khả năng là nó sẽ có thể nói được, nếu như tiếp tục được huấn luyện thêm nữa.


Chú đười ươi sống ở vườn thú Indianapolis này đã bắt chước được các cao độ, giọng điệu của huấn luyện viên của mình khi họ giao tiếp với nó.

Không đơn giản như vẹt hay chào mào rất dễ học cách nói, trên lý thuyết, các loài khỉ, vượn, đười ươi vv... không thể nói tiếng người được vì chúng có lưỡi mỏng hơn, thanh quản cao hơn so với con người, vì vậy miệng chúng không thể phát âm được các nguyên âm. Tuy nhiên, trường hợp của Rocky lại khác, chú đười ươi sống ở vườn thú Indianapolis này đã bắt chước được các cao độ, giọng điệu của huấn luyện viên của mình khi họ giao tiếp với nó. Sau khi so sánh với hơn 12.000 giờ các âm thanh của hơn 120 con đười ươi trong cơ sở dữ liệu mà họ có, các nhà khoa học xác nhận Rocky đã học được 500 nguyên âm. Bằng vốn từ mới mà nó học được, Rocky sử dụng để "giao tiếp" với huấn luyện viên mỗi khi 2 bên gặp nhau.

Trước đây, các nhà khoa học từng kết luận rằng đười ươi khi bị nuôi nhốt sẽ có thể dần dần học được cách nhái cao độ trong âm thanh của chúng sau một thời gian nghe các cuộc trò chuyện của con người. Với sự phát hiện mới ở Rocky, nghiên cứu này đã mở ra triển vọng mới trong việc tìm hiểu các loài linh trưởng có thể học cách nói như người hay không, cũng như việc ngôn ngữ đã hình thành như thế nào trong quá trình vượn tiến hóa thành người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News