Cơn giông mạnh nhất trong lịch sử, điện thế 1,3 tỷ volt

Cơn giông có điện thế 1,3 tỷ volt được phát hiện qua kính viễn vọng đo hạt vũ trụ muon ở miền nam Ấn Độ.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế báo cáo kỷ lục mới dành cho cơn giông mạnh nhất trong lịch sử, theo UPI. Cơn giông cực mạnh này có điện thế lên tới 1,3 tỷ volt. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Review Letters hôm 15/3.


Lượt hạt muon dưới cơn giông giúp các nhà khoa học tính toán điện thế của nó. (Ảnh: Science Library).

Để ước tính điện thế, nhóm nghiên cứu đo mức giảm số lượng hạt muon bên dưới cơn giông. Muon là những hạt nhỏ xíu rơi qua khí quyển Trái, sinh ra khi tia vũ trụ va chạm với tầng thượng quyển. Các nhà khoa học ở Ấn Độ và Nhật Bản xác định điện truyền qua đám mây giông sẽ làm giảm điện tích của hạt muon, hạ thấp khả năng các hạt được phát hiện qua cảm biến muon ở bên dưới cơn giông.

Dữ liệu do máy bay và khí cầu thời tiết thu thập giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu cấu trúc điện bên trong cơn giông. Nhưng hai phương tiện này chỉ khảo sát được một phần cơn giông hình thành trong không gian rất rộng, không thể đo điện thế của toàn bộ đám mây khổng lồ. Trước đây, giới thiên văn học nhận thấy sự xuất hiện của cơn giông có thể làm giảm sút lượng hạt đo bởi kính viễn vọng muon.

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng G3MT, kính viễn vọng muon ở Nam Ấn Độ, để đo chính xác tác động của cơn giông tới luồng hạt muon. Sunil Gupta, trưởng nhóm chuyên gia ở Viện nghiên cứu cơ bản Tata tại Mumbai, Ấn Độ, phát triển một phương pháp định lượng để suy ra điện thế cơn giông dựa trên điện tích của luồng hạt muon.

G3MT có thể đo những thay đổi ở luồng hạt muon với độ chính xác 0,1%. Kính viễn vọng này cũng có thể phân biệt 169 hướng riêng rẽ trên bầu trời, cung cấp hình ảnh tổng quát về cấu trúc điện của cơn giông. Từ năm 2011 đến năm 2014, các nhà khoa học sử dụng G3MT và phương pháp định lượng mới để đo điện thế của 184 cơn giông. Vào ngày 1/12/2014, nhóm nghiên cứu đo được một cơn giông có điện thế 1,3 tỷ volt, mức mạnh nhất từ trước tới nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News