"Cơn mưa thủy tinh" đổ xuống bãi biển Hiroshima

Các nhà khoa học đã tìm cách giải thích cho những mẩu thủy tinh kỳ lạ hình giọt nước xuất hiện khắp các bãi biển xung quanh thành phố Hiroshima (Nhật Bản).

Hơn 10.000 mẫu vật kỳ lạ được đặt biệt danh là Hiroshimaites hay "di sản ma quái của Hiroshima" đã được nhà địa chất học và sinh thái biển về hưu người Mỹ Mario Wannier thu thập trên nhiều bãi biển quanh thành phố Hiroshima - Nhật Bản. Đó là những mẩu thủy tinh, đa số mang hình giọt nước và rất giống "thủy tinh thiên thạch" bắn ra từ vụ thảm họa không gian giết chết loài khủng long 66 triệu năm trước.

Cơn mưa thủy tinh đổ xuống bãi biển Hiroshima
Một số hình dạng các giọt thủy tinh mà ông Mario Wannier thu thập được - (ảnh: Mario Wannier).

Những mẫu vật đã được các đồng nghiệp của ông Wannier tại Phòng thí nghiệm Berkeley, thuộc Đại học California ở Berkeley (UC Berkeley - Mỹ) phân tích bằng kính hiển vi điện tử và tia X.

Sau cùng, trong bài công bố trên tạp chí khoa học Anthropocene mới đây, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng đó không phải là thủy tinh sinh ra từ một vụ va chạm thiên thạch. Một thảm họa khác, vụ đánh bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố Hiroshima năm 1945, là "lời giải thích mạch lạc duy nhất".

Cơn mưa thủy tinh đổ xuống bãi biển Hiroshima
Quả bom nguyên tử Little Boy đã khiến mưa thủy tinh rơi xuống nhiều bãi biển quanh thành phố Hiroshima - (ảnh: Mario Wannier).

Cơn mưa thủy tinh đổ xuống bãi biển Hiroshima
Một số hạt thủy tinh khác - (ảnh: Mario Wannier).

Theo nhà nghiên cứu Wannier, những hạt thủy tinh này chiếm tới 2,5% tổng số cát trên các bãi biển xung quanh thành phố Hiroshima. Quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" đã tác động đến nơi này gần giống như một thiên thạch khổng lồ lao xuống.

Không chỉ đốt cháy tất cả, thảm họa còn làm bắn các tàn dư vào các đám mây quá nóng, trước khi đổ một cơn mưa thủy tinh xuống thành phố và khu vực xung quanh.

Cơn mưa thủy tinh đổ xuống bãi biển Hiroshima
Một trong các bãi biển nơi tìm thấy dấu tích "mưa thủy tinh" - (ảnh: UC BERKELEY).

Phân tích khoáng vật trong các hạt thủy tinh, các nhà khoa học nhận thấy chúng không phải thủy tinh tinh khiết như những chiếc ly uống nước của bạn. Đồng tác giả, giáo sư khoáng vật học Rudy Wenk từ UC Berkeley cho biết nhiều hạt thủy tinh có hình dạng bất thường, một số chứa các hạt rất nhỏ có nguồn gốc từ sắt, thép hay vật liệu xây dựng bị nghiền vụn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Bản thảo bí ẩn nhất thế giới cuối cùng đã được giải mã?

Bản thảo bí ẩn nhất thế giới cuối cùng đã được giải mã?

Một nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol cho biết đã tìm ra những bí ẩn của bản thảo Voynich.

Đăng ngày: 16/05/2019
Khí Heli đã được tạo ra như thế nào?

Khí Heli đã được tạo ra như thế nào?

Nếu bạn bơm khí Heli vào quả bóng bay và thả chúng ra, quả bóng này sẽ bay đến độ cao tối đa dưới 10km.

Đăng ngày: 16/05/2019
Khác biệt thú vị về cách nhìn nhận thế giới giữa trẻ con và người lớn

Khác biệt thú vị về cách nhìn nhận thế giới giữa trẻ con và người lớn

Chính khác biệt về kết cấu não bộ, sự hoàn thiện của các giác quan và cả trải nghiệm thực tế, đã dẫn đến nhiều điểm khác biệt thú vị về cách nhìn nhận thế giới xung quanh giữa người lớn và trẻ con!

Đăng ngày: 16/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News