Con người có phải là loài duy nhất biết cười?

Cười tưởng chừng như là hành vi mà chỉ con người mới có, các loài khác sẽ biểu hiện sự vui vẻ theo cách khác. Nhưng nghiên cứu khoa học mới nhất lại cho thấy kết quả ngược lại: động vật cũng biết cười.

Thông qua các nghiên cứu từng được công bố trước đây về hành vi của động vật, các nhà khoa học đến từ California (Mỹ) phát hiện ra rằng các loài động vật như: bò, chó, cáo, hải cẩu, linh cẩu hay cầy mangut… cũng có thể tạo ra những âm thanh tương tự như tiếng cười để bày tỏ cảm xúc và cảnh báo đối thủ.


Không phải chỉ mỗi con người mới biết cười. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, có ít nhất 65 loài động vật có thể "cười" theo cách riêng của chúng - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Tác giả nghiên cứu, nhà nhân chủng học Sasha Winkler và giáo sư Greg Bryant, cho biết nhóm đã thu thập các bản ghi âm của các loài động vật, sau đó phân tích những thông tin về cường độ âm thanh lớn hay nhỏ, kéo dài hay ngắt quãng, âm cao hay trầm, đơn điệu hay có nhịp điệu.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa tiếng cười của con người và các loài động vật. Thông thường khi cười, con người đang cung cấp thông tin để người khác biết rằng bản thân đang vui vẻ và cũng mời người khác cùng vui.

Một số học giả trước đây cho rằng loại hành vi phát ra âm thanh này xuất hiện trên nhiều loài động vật khi chúng đang chơi đùa. Nhưng nhà nhân chủng học Sasha Winkler và giáo sư Greg Bryant lại phát hiện "tiếng cười" của mỗi loài động vật có sự khác biệt. Không phải loài nào cười cũng là đang vui vẻ.

Ví dụ như loài linh cẩu thường phát ra tiếng cười mỗi khi chúng cảm thấy bị đe dọa, bị tấn công hay đơn giản khi chúng buồn bực. Những con linh cẩu già có xu hướng "cười"' ở âm vực thấp, trong khi những con trẻ hơn thì "cười" với âm thanh đa dạng và có âm vực cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cho rằng các nghiên cứu chuyên sâu về việc phát ra âm thanh trong tự nhiên sẽ rất hữu ích. Việc này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hình thái, chức năng tiếng cười ở con người và vai trò của nó đối với sự tiến hóa hành vi xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News