Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm

Môi trường sống hiện nay đang hủy hoại giác quan về mùi, làm cho con người thèm ăn mặn hơn và có ngoại hình béo hơn.

Các mùi khó chịu gây ra bởi ô nhiễm, rác chưa được thu gom, thậm chí là một căn phòng lộn xộn... đang ăn mòn khả năng của nhận biết các sắc thái thiên nhiên của con người và khiến cho chúng suy yếu đi - Tiến sĩ Kara Hoover, chuyên gia trong quá trình tiến hóa khứu giác cảnh báo.

Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm
Ngày nay chúng ta không tương tác với môi trường và đang sống ở nơi rất ô nhiễm - Tiến sĩ Kara Hoover, Đại học Durham cho biết.

Phát biểu trong một cuộc họp của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ tại Boston, Tiến sĩ Kara Hoover cho rằng, những người suy yếu về mùi sẽ có nhiều khả năng bị béo phì bởi vì họ có xu hướng tìm kiếm thức ăn mặn hơn, mùi mạnh hơn, đó là nguyên nhân gây ra nguy cơ béo phì cao. Họ cũng có nguy cơ cao của các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm.

Ngược lại, những người có một cảm giác mạnh mẽ về mùi sẽ có trọng lượng cơ thể thấp hơn.

Cảm giác của loài người về mùi đã tiến hóa trong một cảnh quan rất phong phú, khi chúng ta được tiếp xúc thường xuyên với môi trường, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Durham cho biết, tuy nhiên hiện nay, chúng ta không tương tác với tự nhiên và đang sống trong môi trường rất ô nhiễm.

Những người bị mất nhận thức về mùi thường rất lo lắng về mùi cơ thể của chính mình, vì họ không biết họ mùi hôi hay không, Tiến sĩ Hoover nói thêm: "Họ lo lắng về việc không thể ngửi thấy mùi nguy hiểm như rò rỉ khí hoặc khói".

Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm
Béo phì và sở thích ăn uống thay đổi do khứu giác thay đổi.

Cuộc sống kém chất lượng và trầm cảm khiến chúng ta không còn nhiều cảm nhận về mùi vị của thức ăn nữa. Theo Tiến sĩ Hoover, sự lo lắng này làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn.

Tuần trước, Thị trưởng London Sadiq Khan đe dọa sẽ cấm ô tô cũ chạy bằng dầu diesel bởi mức độ ô nhiễm không khí quá cao. Ông nhận được một loạt các báo động về ô nhiễm không khí ở thủ đô, nơi mà ô nhiễm có liên quan đến khoảng 9.000 trường hợp tử vong mỗi năm.

Một nghiên cứu mới trong tháng này cũng gợi ý rằng, ô nhiễm diesel có thể tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra chất lượng không khí kém cũng được cho là nguyên ngân gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ ở người.

Những người thuộc tầng lớp nghèo hơn sẽ tiếp xúc với ô nhiễm nhiều hơn, với hành khách xe buýt nguy cơ suy yếu khứu giác cao gấp 8 lần so với người dùng xe riêng. Những người sống trong khu vực ô nhiễm hoặc nơi rác không được thu thập thường xuyên cũng có nhiều khả năng bị suy yếu chức năng này.

Gần đây, Tiến sĩ Hoover đã tiến hành nghiên cứu so sánh khả năng ngửi của người Homo sapiens với người Neanderthal và người Denisova.

Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm
Khói xe là một trong những thứ mà chúng ta hít thở hàng ngày.

Trong quá trình thực hiện, cô phát hiện ra rằng Người Denisova, từ Siberia, có "ít chức năng" cảm giác về mùi so với người hiện đại và người Neanderthal, có nghĩa là họ không thể ngửi thấy mùi cỏ. Nghiên cứu của bà đã kết luận rằng, ý thức con người hiện đại về mùi tương tự như của người Neanderthal.

Trong cuộc họp ở Boston, Tiến sĩ Hoover cho rằng, cô muốn nhiều chi tiết "xanh" của thành phố hơn để bảo vệ ý thức của người dân về mùi.

Tuy nhiên, tham vọng này đang bị đe dọa, do sự gia tăng lượng xe tải sử dụng trong giao thông đường bộ do việc cắt giảm 4.000.000 euro trợ giá cho vận tải đường sắt tại Châu Âu. Chỉ tính riêng ở Anh, ước tính, việc cắc giảm này khiến lượng xe tải mới tăng lên đến 520 xe tải mỗi ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018

"Cầu vồng lửa" hiếm thấy xuất hiện ở Singapore

Xuất hiện trong khoảng 15 phút cuối buổi chiều 20/2,

Đăng ngày: 23/02/2017
Mạch nước ở Mỹ phun bất thường: Dấu hiệu siêu núi lửa thức giấc, giết chết nhiều người?

Mạch nước ở Mỹ phun bất thường: Dấu hiệu siêu núi lửa thức giấc, giết chết nhiều người?

Mới đây, giới quan sát cung cấp những dấu hiệu cho thấy, rất có thể siêu núi lửa Yellowstone sẽ thức giấc sớm hơn dự kiến, gây ảnh hưởng toàn cầu.

Đăng ngày: 23/02/2017
Bầu trời Mỹ chuyển màu tím ngắt sau cơn giông mạnh

Bầu trời Mỹ chuyển màu tím ngắt sau cơn giông mạnh

Bầu trời như nhuộm màu tím sau trận giông bão mạnh ở Texas, Mỹ, khiến người dân địa phương hết sức ngạc nhiên và thích thú.

Đăng ngày: 23/02/2017
Không khí lạnh áp sát biên giới phía Bắc, Bắc Bộ chuyển mưa rét

Không khí lạnh áp sát biên giới phía Bắc, Bắc Bộ chuyển mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm 23/2, bộ phận không khí lạnh đã tiến sát đến vùng biên giới phía Bắc.

Đăng ngày: 23/02/2017
Không khí lạnh tràn về gây mưa rét cho miền Bắc từ ngày mai

Không khí lạnh tràn về gây mưa rét cho miền Bắc từ ngày mai

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trước khi có không khí lạnh tràn về khiến trời mưa rét từ ngày mai, ngày hôm nay (22/2), thời tiết các vùng miền vẫn chủ đạo nắng ráo.

Đăng ngày: 22/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News