Con người nạo vét 6 tỷ tấn cát biển mỗi năm
Tốc độ khai thác cát biển đang tăng lên trên toàn cầu, gây thiệt hại nặng nề đến sinh vật và các cộng đồng ven biển.
Theo Marine Sand Watch, nền tảng dữ liệu mới do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát triển, khoảng một triệu xe tải cát được khai thác từ các đại dương trên thế giới mỗi ngày, đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biển và những cộng đồng ven biển vốn đang đối mặt với bão và tình trạng nước biển dâng, Guardian hôm 5/9 đưa tin.
Một tàu nạo vét phun cát ở Hà Lan. (Ảnh: Reuters).
Nền tảng dữ liệu mới theo dõi việc nạo vét cát trong môi trường biển dựa vào dữ liệu AIS (hệ thống nhận dạng tự động) từ tàu thuyền. Sử dụng dữ liệu giai đoạn 2012 - 2019, Marine Sand Watch ước tính ngành công nghiệp nạo vét đang khai thác 6 tỷ tấn cát biển mỗi năm. UNEP cho biết, tốc độ khai thác đang tăng lên trên toàn cầu và gần đạt tốc độ bổ sung tự nhiên là 10 - 16 tỷ tấn trầm tích trôi vào các đại dương mỗi năm.
Marine Sand Watch xác định các "điểm nóng" là Biển Bắc, Đông Nam Á và bờ biển phía đông nước Mỹ. Ở nhiều nơi, bao gồm một số khu vực thuộc châu Á, hoạt động khai thác diễn ra mạnh hơn và cát biển được khai thác ở mức vượt quá tốc độ bổ sung tự nhiên.
"Ảnh hưởng môi trường của việc nạo vét và khai thác vùng biển nông rất đáng báo động, bao gồm đa dạng sinh học, độ đục của nước và tác động tiếng ồn đối với động vật có vú ở biển", Pascal Peduzzi, người đứng đầu trung tâm phân tích GRID-Geneva thuộc UNEP, đơn vị phát triển Marine Sand Watch, cho biết.
Marine Sand Watch đã đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện chuyển động của các tàu nạo vét từ dữ liệu AIS. Nền tảng có dữ liệu của giai đoạn 2012 - 2019 từ Global Fishing Watch, công ty theo dõi các hoạt động đánh bắt cá thương mại, và đang nghiên cứu dữ liệu mới hơn.
Cát và sỏi chiếm một nửa tổng số vật liệu được khai thác trên thế giới. Trên toàn cầu, 50 tỷ tấn cát sỏi được sử dụng mỗi năm - tương đương với một bức tường cao 27 m và rộng 27 m trải dài quanh xích đạo. Chúng là thành phần quan trọng của bêtông và nhựa đường.
Trong khi cát khai thác từ các mỏ trên đất liền có thể phục hồi ở mức độ nào đó, việc khai thác cát và vật liệu khác từ môi trường sông và biển sẽ làm thay đổi hình dạng sông hoặc bờ biển. "Những con tàu nạo vét giống như máy hút bụi khổng lồ dưới đáy biển. Tất cả vi sinh vật trong cát đều bị nghiền nát và không còn gì sót lại. Nếu lấy hết cát và chỉ còn lại nền đá trơ trọi thì sẽ không phục hồi được. Nhưng nếu để lại 30 - 50 cm thì nó sẽ hồi phục", Peduzzi nói.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
