Con người từ trên cây xuống đất khi nào?

Từ hóa thạch xương chân được tìm thấy, các nhà khoa học đã xác định được thời điểm mà tổ tiên chúng ta đã rời khỏi cành cây để bước xuống đất với dáng đi thẳng đứng, đó là khoảng 3,2 triệu năm trước.

Các xương này thuộc về Australopithecus afarensis, là sinh vật được biết đến từ việc khám phá ra "Lucy" mà một phần bộ xương được đào lên tại Ethiopia vào năm 1974. Các hóa thạch cho thấy, bàn chân Lucy đã có cố định hình vòm, cho thấy, con người đã có thể đi bộ và thậm chí là chạy một quãng đường dài. Báo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ giải phẫu Carol Ward - người đứng đầu nhóm nghiên cứu - cho biết, sự phát triển của bàn chân cong là thay đổi cơ bản đối với cấu trúc cơ thể con người. Ngón chân cái không còn chức năng nắm giữ nữa mà thích nghi để bước đi trên mặt đất.

Lucy có bộ não nhỏ hơn nhưng hàm mạnh hơn so với con người hiện đại, Lucy sống vào khoảng 2,9 đến 3,7 triệu năm trước và theo nghiên cứu này thì đã có thể bước đi trên hai chân. Tuy nhiên, các nhà khoa học không dám chắc là Lucy dành phần lớn thời gian để bước đi hay vẫn còn leo trèo trên cây như loài khỉ.

Xương mới được phát hiện thuộc về một bàn chân hoàn chỉnh. Đó là một trong những xương dài kết nối các ngón chân để thành một bàn chân. Cấu trúc xương cho thấy nó đủ mạnh để bàn chân bước đi và đủ linh hoạt để hấp thụ các chấn động. Với đôi chân như thế này người Australopithecus afarensis đi ra khỏi các rừng cây, bước vào các cánh đồng để tìm thêm những loại thức ăn mới khi cần thiết. Và với cái hàm mạnh mẽ, Australopithecus afarensis có thể ăn nhiều loại thực phẩm như: trái cây, hạt, rễ.

Cấu trúc cơ thể Australopithecus afarensis rất khác với các loài sinh vật tương tự từng sống trước đó, ví dụ như Ardipithecus ramidus di chuyển bằng bốn chân. Theo tiến sĩ Carol Ward thì ngay con người hiện đại ngày nay, nếu cấu trúc bàn chân phẳng không có phần vòm thì chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đối với toàn bộ xương của họ.

Trước phát hiện này, giới khoa học chỉ biết được con người có thể bước đi bằng hai chân khoảng 1,8 triệu năm, ít hơn nhiều so với sinh vật Australopithecus afarensis.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News