Côn trùng mới nở chết cứng trong hổ phách 130 triệu năm
Nhựa cây chảy xuống có thể khiến những con bọ cổ đại chết kẹt ngay sau khi phá vỏ trứng chui ra.
Các nhà khoa học phát hiện xác một số côn trùng, họ hàng cổ xưa của bọ Chrysopidae, mắc kẹt trong hổ phách, hay nhựa cây hóa thạch, tại Lebanon, Fox News hôm qua đưa tin. Điều đặc biệt là chúng bị biến thành hóa thạch ngay khi mới nở.
Xác côn trùng mới nở kẹt trong hổ phách 130 triệu năm. (Ảnh: Sun).
Phát hiện mới giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình côn trùng sử dụng một công cụ độc đáo gọi là bộ phận phá vỏ trứng. "Bộ phận phá vỏ trứng có xu hướng biến mất nhanh chóng sau khi con non nở ra. Do đó, việc tìm được hóa thạch của chúng là rất đặc biệt", tiến sĩ Michael Engel, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Mẫu hóa thạch cũng cho thấy phương pháp phá vỏ trứng như vậy đã xuất hiện từ thời kỳ đầu của kỷ Phấn Trắng.
Nhóm nghiên cứu cho rằng những con bọ bị kẹt trong nhựa cây khi chúng vẫn còn bám vào vỏ trứng. Có thể ban đầu những quả trứng được đặt trên cây và dòng nhựa rỉ ra từ cành đã biến chúng thành hóa thạch gần như ngay lập tức.
Minh họa quá trình những con bọ cổ đại chui ra khỏi trứng. (Ảnh: Sun).
"Bộ phận phá vỏ trứng rất đa dạng về hình dáng và vị trí. Bọ Chrysopidae ngày nay làm vỡ vỏ trứng bằng một chiếc "mặt nạ" mang mũi dao nhọn. Sau khi sử dụng, mặt nạ rụng ra và dính lại trong vỏ trứng rỗng. Đây cũng chính là điều chúng tôi tìm thấy trong mảnh hổ phách chứa những con bọ mới nở", tiến sĩ Ricardo Pérez-de la Fuente, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
