Con vật này chính là "bợm rượu" trong thế giới động vật
Các nhà nghiên cứu của Đại học Alaska đã phát hiện ra rằng chuột hamster là đối thủ nặng ký của thế giới động vật khi nói đến khả năng uống rượu.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Alaska đã phát hiện ra rằng, chuột hamster có tửu lượng tốt nhất trong thế giới động vật. Kết quả khiến nhiều người kinh ngạc về loài sinh vật có kích thước, ngoại hình ngộ nghĩnh, được nhiều người lựa chọn làm thú cưng.
Tom Lawton, bác sĩ thú y ở Anh cho biết: "Chuột hamster có thể uống rượu nồng độ 15 thay cho nước. Tổng lượng rượu mà chúng có thể uống khiến nhiều người không chịu đựng được".
Chuột Hamster thường được nuôi làm thú cưng.
Tom Lawton đã tham khảo các nghiên cứu do Gwen Lupfer, một nhà tâm lý học tại Đại học Alaska thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày loài gặm nhấm này có thể hấp thụ rượu với lượng khoảng 18 gram/kg cân nặng. Điều đó tương đương với một người đàn ông trung bình uống khoảng một lít rưỡi rượu.
Phát hiện này phù hợp với thói quen của loài gặm nhấm trong tự nhiên. Chúng nổi tiếng với khả năng tích trữ hạt và trái cây, lúa mạch đen trong thời gian dài. Thức ăn tích trữ của chuột có thể sẽ bị lên men sau thời gian dài, nhất là để đồ cho tới mùa đông. Thói quen tiêu thụ đồ ăn lên men giúp chúng có khả năng uống được rượu nhiều hơn.
Để đánh giá mức độ say xỉn của chuột hamster, các nhà nghiên cứu đã cho chúng uống rượu và đo chỉ số bằng cách sử dụng thang đo độ dao động. Điểm dao động từ 0-4, trong đó 0 còn gọi là không lắc lư, đến 4 nghĩa là chúng sẽ bị ngã và không đứng dậy được.
Kết quả cho thấy ngay cả khi uống nhiều rượu, đo ở thời điểm nồng độ ở miệng là cao nhất thì không bao giờ chỉ số đến 0,5. Các nhà nghiên cứu cho phát hiện ra rằng, chức năng gan của chuột xử lý rất tốt lượng cồn sau khi uống.
Trên thực tế, khi các nhà nghiên cứu tiêm trực tiếp rượu vào chuột hamster với liều lượng tương đương hoặc thấp hơn, chúng sẽ chao đảo và ngã lăn ra.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, chuột có thể lấy calo từ việc uống rượu hơn là để giữ nước. Danielle Gulick, nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Florida đã phát hiện ra rằng việc sử dụng nước đường sucrose có thể hạn chế mức tiêu thụ rượu.
Năm 1994, các nhà nghiên cứu từng thử nghiệm cản trở chuột hamster uống rượu bằng cách cho chúng lựa chọn bia hoặc nước. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại sau khi chứng kiến khả năng uống của chuột.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.
