Công bố phát hiện chấn động mới về nguồn gốc loài người

Lâu nay các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của loài người tiến hóa từ loài vượn sống cách đây khoảng 5 triệu năm ở châu Phi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây về các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở Hy Lạp và Bulgaria đã mang lại một giả thuyết mới.

Các nhà nghiên cứu đến từ Pháp, Đức, Bulgaria, Hy Lạp, Canada và Australia đã tiến hành phân tích những chân răng từ 2 mẫu vật hóa thạch của loài sinh vật giống vượn, được biết đến là Graecopithecus freybergi, sống cách đây 7,2 triệu năm trước. Theo đó, bằng cách sử dụng công cụ chụp cắt lớp hàm dưới của mẫu vật được khai quật ở Hy Lạp năm 1944 và răng hàm trên của mẫu vật được tìm thấy ở Bulgaria năm 2009, các nhà khoa học cho rằng đây có thể là thành viên cổ xưa nhất trong dòng dõi loài người - bắt đầu sau khi tiến hóa tách khỏi loài sau này tiến hóa thành tinh tinh - họ hàng gần nhất của chúng ta.


Răng hóa thạch của loài sinh vật giống vượn, được biết đến là Graecopithecus freybergi. (Nguồn: DPA).

Cho đến nay, loài thuộc phân họ người cổ xưa nhất được biết đến là Sahelanthropus, sống cách đây 6-7 triệu năm ở nước Cộng hòa Chad thuộc châu Phi.

Trao đổi với báo giới, các tác giả công trình nghiên cứu nhận định đây là một phát hiện đáng ngạc nhiên, bởi lâu nay nguồn gốc của loài người thường được biết đến xuất phát từ loài vượn ở châu Phi.

Dựa vào niên đại các mẫu hóa thạch Graecopithecus trên, họ đặt ra giả thuyết sự phân tách tiến hóa của loài vượn sang tổ tiên của loài người và tổ tiên của loài tinh tinh diễn ra tại khu vực Địa Trung Hải. Theo đó, những sự thay đổi về môi trường có thể đã giúp thúc đẩy quá trình tiến hóa từ loài vượn thành loài tổ tiên của loài người.

Cho đến nay, Graecopithecus vẫn là một loài sinh vật bí ẩn do các hóa thạch được tìm thấy rải rác ở khắp nơi. Kích thước của loài này gần bằng một con tinh tinh cái và thường sống trong các khu vực có đồng cỏ và rừng núi tương đối khô cằn, tương tự các khu vực đồng cỏ (xavan) ở châu Phi ngày nay, cùng với các loài linh dương, hươu cao cổ, tê giác, voi, linh cẩu và lợn rừng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 02/01/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 29/12/2024
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/12/2024
Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?

Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao khủng long bạo chúa có cơ hàm mạnh đến vậy. Sự khác biệt đến từ cấu trúc cơ và khớp hàm dưới của chúng.

Đăng ngày: 16/11/2024
Xác ướp phụ nữ 1.000 năm đi

Xác ướp phụ nữ 1.000 năm đi "giày thể thao" hiện đại

Các nhà nghiên cứu Mông Cổ đang tìm hiểu những bí ẩn xung quanh xác ướp hơn 1.000 năm tuổi của người phụ nữ đi đôi giày giống hệt giày thể thao Adidas hiện đại.

Đăng ngày: 13/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News