Công bố phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam

Côn trùng mới được công bố là 1 loài cánh cứng, tên khoa học Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018; 2 loài ve sầu thuộc giống Sogana, họ Tropiduchidae, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera.

Ngày 27/5, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Thái ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết các nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các nhà côn trung học Nhật Bản phối hợp với Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ đã công bố phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam.

Công bố phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam
Một loài cánh cứng mới được đặt tên khoa học là Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018. (Nguồn: vast.ac.vn),

Các loài côn trùng mới được công bố là 1 loài cánh cứng mới được đặt tên khoa học là Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018; 2 loài ve sầu mới thuộc giống Sogana, họ Tropiduchidae, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera.

Cụ thể, các nhà côn trùng học của Nhật Bản và các nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam công bố loài cánh cứng Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018.

Loài cánh cứng mới này thuộc giống Rhyparus, tộc Rhyparini, phân họ Aphodiinae, họ Scarabaeidae, bộ Cánh cứng Coleoptera.

Mẫu vật nghiên cứu của loài này được thu tại tỉnh Lào Cai có kích thước cơ thể: 7,7-7,9mm. Với việc loài Rhyparus vietnamicus Ochi, Kusui, Pham, 2018 mới được công bố, cho đến nay số loài thuộc giống Rhyparus được ghi nhận có phân bố ở Việt Nam là 2 loài.

Cũng trong thời gian này, các nhà khoa học của Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã công bố 2 loài ve sầu mới thuộc giống Sogana, họ Tropiduchidae, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera.

Các loài này được đặt tên là Sogana bachmana Constant & Pham, 2019 với cơ thể con đực dài 29,0mm và Sogana baviana Constant & Pham, 2019 với cơ thể con đực dài 23,5mm.

Trên thế giới có 660 loài thuộc họ Tropiduchidae, còn ở Việt Nam 18 loài thuộc họ này được ghi nhận. Giống Sogana đã được ghi nhận có 11 loài trên thế giới, trong đó 3 loài được ghi nhận ở Việt Nam.

Với việc 2 loài mới được công bố ở Việt Nam, số loài của họ Tropiduchidae ở Việt Nam là 20 loài. Trong số 13 loài thuộc giống Sogana có đến 5 loài phân bố ở Việt Nam (chiếm 40% số loài).

Mặc dù vậy, những số liệu này chỉ đại diện cho một phần của sự đa dạng thực sự của họ Tropiduchidae ở Việt Nam, nơi chứa nhiều loài mới và giống mới đang chờ được công bố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Diệt gọn con mồi chỉ trong 60 mili giây: Bọ ngựa thực sự là

Diệt gọn con mồi chỉ trong 60 mili giây: Bọ ngựa thực sự là "cao thủ võ học" trong thế giới động vật

Hình ảnh quay chậm cắt ra từ video quay bằng camera tốc độ cao cho thấy bọ ngựa có khả năng ra đòn với tốc độ và độ chính xác không thể tin nổi.

Đăng ngày: 28/05/2020
Chỉ bằng hành động nhỏ, loài ong khiến giới khoa học ngỡ ngàng vì IQ cao

Chỉ bằng hành động nhỏ, loài ong khiến giới khoa học ngỡ ngàng vì IQ cao

Các nhà khoa học tỏ ra bất ngờ vì sự thông minh của ong khi chủ động tác động khiến hoa nở sớm cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chúng.

Đăng ngày: 27/05/2020
9 khám phá mới về loài dế có thể bạn chưa biết

9 khám phá mới về loài dế có thể bạn chưa biết

Hãy cùng khám phá những điều thú vị về loài dế - con vật tưởng chừng như quá quen thuộc với tất cả mọi người nhưng có lẽ vẫn còn nhiều điều bất ngờ bạn chưa biết

Đăng ngày: 27/05/2020
Tại sao cây phượng lại dễ gãy, đổ và không nên trồng ở nơi tập trung đông người?

Tại sao cây phượng lại dễ gãy, đổ và không nên trồng ở nơi tập trung đông người?

Dù là loài cây gắn liền với ký ức tuổi học trò nhưng phượng vĩ lại tiềm tàng những nguy hiểm mà nhiều người phải dè chừng.

Đăng ngày: 27/05/2020
Giải mã “âm lực” của ve sầu

Giải mã “âm lực” của ve sầu

So với thân hình nhỏ bé, ve sầu thật sự gây ấn tượng bởi tiếng kêu lảnh lót. Tiếng ve sầu râm ran, lúc trầm lúc bổng, êm ái du dương như một bản hòa tấu hoàn hảo.

Đăng ngày: 25/05/2020
Hàng triệu con ve sầu sắp trỗi dậy sau 17 năm dưới lòng đất

Hàng triệu con ve sầu sắp trỗi dậy sau 17 năm dưới lòng đất

Một trong những loài ve sầu có vòng đời dài nhất trong tự nhiên sẽ đồng loạt ngoi lên mặt đất để lột xác vào mùa hè năm nay.

Đăng ngày: 22/05/2020
Tại sao muỗi vằn ngày càng thích hút máu người?

Tại sao muỗi vằn ngày càng thích hút máu người?

Một nghiên cứu mới cho thấy khẩu vị của chúng đã có sự thay đổi, chúng ngày càng thích hút máu người và việc này đồng nghĩa với tăng khả năng truyền bệnh.

Đăng ngày: 21/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News