Có nọc độc gấp 15 lần hổ mang chúa, cạp nong vẫn bị giết và ăn thịt như thường
Có lẽ trong cuộc chiến với rắn hổ mang chúa thì nọc độc mạnh không có nhiều ý nghĩa...
Hổ mang chúa (Danh pháp khoa học Ophiophagus hannah) là loài rắn chuyên ăn thịt các loài rắn độc khác, thậm chí cả một con trăn thảm to lớn cũng không phải là đối thủ của nó. Sở dĩ chúng có thể ăn thịt nhiều loài rắn độc khác là nhờ khả năng miễn nhiễm nọc độc.
Do đó khi đối đầu với rắn hổ mang, nạn nhân sẽ bị chính sức mạnh cơ bắp lẫn cơ hàm cực khỏe của hổ mang chúa hạ gục mà không thể gây nguy hiểm gì cho hổ mang chúa. Những hình ảnh hiếm dưới đây sẽ phần nào cho bạn thấy được sự đáng sợ của rắn hổ mang chúa.
Nó có thể dễ dàng hạ gục một con rắn cạp nong cực độc (Tên khoa học là Bungarus fasciatus), một loại rắn có nọc độc mạnh gấp 15 lần nọc độc của hổ mang chúa (dựa vào chỉ số LD50 - Liều lượng gây chết trung bình).
Điều đó cho thấy khả năng miễn nhiễm nọc độc của rắn hổ mang chúa ngay cả khi đối đầu với đối thủ độc hơn nó khủng khiếp cỡ nào.
Hổ mang chúa tấn công rắn cạp nong. (Ảnh: Wild India).
Mặc dù đã cắn lại hổ mang nhưng rắn cạp nong vẫn không thể khiến hổ mang chúa hề hấn gì. (Ảnh: Wild India).
Con hổ mang chúa dễ dàng áp đảo đối thủ. (Ảnh: Wild India).
Nó cắn chắt đầu của đối thủ để khiến con rắn độc nghẹt thở mà chết. (Ảnh: Wild India).
Cuối cùng hổ mang chúa cũng giết chết cạp nong. (Ảnh: Wild India).
Nạn nhân trở thành bữa ăn cho hổ mang chúa. (Ảnh: Wild India).
Một kết cục mà bất cứ loài rắn nào gặp phải rắn hổ mang chúa cũng sẽ bị. (Ảnh: Wild India).

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
