Công dụng của lỗ nhỏ ở nắp bút bi
Lỗ nhỏ ở cuối nắp bút bi được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhưng hiệu quả thực sự của nó vẫn còn gây tranh cãi.
Phần nắp bút bi thường có một lỗ nhỏ để chống ngạt thở. (Ảnh: News.com.au).
Năm 1991, công ty sản xuất bút bi Bic ở Pháp giới thiệu thiết kế lỗ tròn nhỏ ở cuối nắp bút bi để giảm khả năng ngạt thở cho người sử dụng. Theo News.com.au, nhiều người có thói quen nhai nắp bút bi khi mải suy nghĩ. Họ có thể vô tình nuốt nắp bút. Khi đó, lỗ nhỏ trên nắp bút cho phép một lượng không khí đi qua, giúp họ vẫn thở được.
Tuy nhiên, vào năm 2007, Ben Stirland, một cậu bé 13 tuổi đến từ Durham ở đông bắc nước Anh tử vong vì nuốt phải nắp bút khi ngã từ ghế. Theo Nathalie Hodgson, mẹ cậu bé, lỗ an toàn trên nắp bút bi không hề có công dụng như những quan niệm phổ biến.
"Những dịch tiết cơ thể sẽ nhanh chóng bịt kín lỗ đó. Do hình dáng nắp bút, dịch tiết dễ dàng ứ đọng ở cổ họng và không thể lấy ra kịp thời", Hodgson cảnh báo.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Lịch sử ra đời của pháo hoa
Pháo hoa là một loại hình trình diễn công cộng thường được tổ chức trong ngày lễ tết hay các dịp kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại
Tâm lý chiến, vũ khí hóa học hay còi tử thần, là những vũ khí và chiến thuật đáng sợ từng được áp dụng trong chiến tranh cổ đại.

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại
Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay
Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.
