Công nghệ mắt sinh học mới có thể lấy lại thị lực cho người mù

Dự án mang tên Phoenix99 Bionic Eye của Đại học Sydney (Úc), hướng tới việc tạo ra giải pháp nhằm khôi phục một phần thị lực cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực, hoặc mù lòa do bị bệnh thoái hóa.

Vào tháng 4/2021, Interesting Engineering đưa tin một công ty sinh học điện tử giành giải thưởng HealTech nhờ thiết kế Prima System - hệ thống thị giác sinh học hỗ trợ người mù.

Giờ đây, lại có thêm tin tức về một loại công nghệ phục hồi thị lực mới đang được phát triển với mục đích tạo ra mắt sinh học cho con người. Đó là dự án mang tên Phoenix99 Bionic Eye của Đại học Sydney (Úc), hướng tới việc tạo ra giải pháp nhằm khôi phục một phần thị lực cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực, hoặc mù lòa do bị bệnh thoái hóa.

Công nghệ mắt sinh học mới có thể lấy lại thị lực cho người mù
 Thiết bị này đã hoàn toàn sẵn sàng để thử nghiệm trên bệnh nhân. (Ảnh: The University Of Sidney)

Phoenix99 Bionic Eye là một hệ thống cấy ghép, được thiết kế để phục hồi thị lực cho những bệnh nhân bị suy giảm thị lực nghiêm trọng và mù do các bệnh thoái hóa, chẳng hạn như viêm võng mạc sắc tố. Thiết bị này có hai thành phần chính là một bộ kích thích gắn vào mắt và một mô-đun giao tiếp được đặt dưới da sau tai.

Được công bố trên tạp chí Biomaterials, các nhà khoa học đã sử dụng một mô hình cừu để quan sát cách cơ thể phản ứng và hồi phục khi được cấy thiết bị này. Theo đó nhóm nghiên cứu y sinh tin rằng thiết bị này đã hoàn toàn sẵn sàng để thử nghiệm trên bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu hiện sẽ nộp đơn xin phê duyệt đạo đức để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân, khi họ tiếp tục phát triển và thử nghiệm các kỹ thuật kích thích tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị.

Phoenix99 Bionic Eye hoạt động bằng cách kích thích võng mạc - một lớp tế bào thần kinh mỏng lót phía sau mắt. Ở một đôi mắt khỏe mạnh, các tế bào ở trong các lớp biến ánh sáng chiếu tới thành các thông điệp điện được gửi đến não. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị mắc bệnh võng mạc, các tế bào chịu trách nhiệm cho sự chuyển đổi quan trọng này bị thoái hóa, gây suy giảm thị lực. Hệ thống bỏ qua các tế bào trục trặc này bằng cách kích thích trực tiếp các tế bào còn lại, đánh lừa não bộ tin rằng ánh sáng đã được cảm nhận một cách hiệu quả.

Nói về vấn đề cơ thể sẽ phản ứng, đào thải những thiết bị đưa vào bên trong con người, Samuel Eggenberger - một kỹ sư y sinh làm việc trong dự án cho biết: "Chúng tôi nhận thấy thiết bị rất ít gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh làm nhiệm vụ "đánh lừa" não bộ. Các mô xung quanh không phản ứng trước thiết bị. Chúng tôi hy vọng nó sẽ ở yên vị trí trong nhiều năm".

“Nhóm của chúng tôi rất vui mừng trước kết quả phi thường này, điều này cho chúng tôi sự tự tin để thúc đẩy các thử nghiệm trên người đối với thiết bị này. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua công nghệ này, những người sống với tình trạng mất thị lực nghiêm trọng do rối loạn võng mạc thoái hóa có thể lấy lại thị giác của mình một cách an toàn và hiệu quả”, ông Eggenberger nói.

Giáo sư Gregg Sutering cho biết kết quả khả quan là một cột mốc quan trọng đối với Phoenix99 Bionic Eye.

“Thiết bị này là một bước đột phá mới đến từ việc kết hợp nhiều thập kỷ kinh nghiệm và công nghệ trong lĩnh vực điện tử cấy ghép,” Giáo sư Suan nói.

Cách thức hoạt động của mắt sinh học:

  • Bệnh nhân được cấy Phoenix99 - thiết bị kích thích được đặt trên mắt và một mô-đun giao tiếp được cấy sau tai.
  • Một máy ảnh rất nhỏ gắn vào kính sẽ ghi lại cảnh trực quan trước mặt người đeo. Các hình ảnh được xử lý thành một tập hợp các hướng dẫn kích thích.
  • Các hướng dẫn kích thích được gửi không dây qua da đến mô-đun giao tiếp của thiết bị.
  • Bộ phận cấy ghép giải mã tín hiệu không dây và chuyển các hướng dẫn đến mô-đun kích thích, mô-đun này truyền các xung điện đến các tế bào thần kinh của võng mạc.
  • Các xung điện, được phân phối theo các mẫu phù hợp với hình ảnh được camera ghi lại, kích hoạt các tế bào thần kinh chuyển tiếp thông điệp đến não để tiếp nhận hình ảnh được truyền tới.

Israel tìm ra phương pháp tích trữ năng lượng Mặt trời vào ban đêm

Đơn độc "tử chiến" 4 cá sấu, báo đốm nhận cái kết bi thảm

Kính viễn vọng Hubble - Con mắt tinh tường dẫn lối nhân loại trong vũ trụ bí ẩn

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu pin mặt trời mỏng gấp 15 lần tờ giấy

Vật liệu pin mặt trời mỏng gấp 15 lần tờ giấy

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Stanford đang phát triển một vật liệu pin mặt trời mới hiệu quả mỏng hơn nhiều so với giấy.

Đăng ngày: 21/12/2021
Bàn tay robot đã có thể giống người như thế này thì tương lai Terminator đã gần hơn một bước

Bàn tay robot đã có thể giống người như thế này thì tương lai Terminator đã gần hơn một bước

Nhóm nghiên cứu cho biết bàn tay robot này có khả năng trợ giúp trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi cả sức mạnh và sự tinh tế.

Đăng ngày: 20/12/2021
Loại vải mới tự mở lỗ thông khí khi người đổ mồ hôi

Loại vải mới tự mở lỗ thông khí khi người đổ mồ hôi

Nhờ các miếng lật tí hon và lớp bạc phủ bên ngoài, loại vải mới vừa giữ ấm tốt, vừa làm mát hiệu quả.

Đăng ngày: 20/12/2021
Thử nghiệm mới cho thấy, đồng xốp tiêu diệt vi khuẩn nhanh gấp 120 lần

Thử nghiệm mới cho thấy, đồng xốp tiêu diệt vi khuẩn nhanh gấp 120 lần

Trong thử nghiệm, loại đồng với cấu trúc đặc biệt có thể tiêu diệt gần như toàn bộ vi khuẩn tụ cầu vàng bám trên bề mặt trong 2 phút.

Đăng ngày: 20/12/2021
Chuyên gia Singapore phát triển pin giấy mềm dẻo có thể phân hủy sinh học

Chuyên gia Singapore phát triển pin giấy mềm dẻo có thể phân hủy sinh học

Các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang phát triển loại pin mới có thể cung cấp điện liên tục kể cả khi bị bẻ cong hay vặn xoắn.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tàu đệm từ đầu tiên sử dụng công nghệ từ trường vĩnh cửu của Trung Quốc

Tàu đệm từ đầu tiên sử dụng công nghệ từ trường vĩnh cửu của Trung Quốc

Tàu đệm từ trên cao thế hệ mới Xingguo của Trung Quốc hôm 14/12 đã rời dây chuyền lắp ráp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Đăng ngày: 17/12/2021
Israel tìm ra phương pháp tích trữ năng lượng Mặt trời vào ban đêm

Israel tìm ra phương pháp tích trữ năng lượng Mặt trời vào ban đêm

Năng lượng tái tạo từ Mặt trời và gió thường khó tích trữ. Đây là rào cản chính trong nỗ lực chuyển sang năng lượng tái tạo của toàn cầu.

Đăng ngày: 16/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News