Công nghệ mới giúp chụp ảnh vật thể siêu nhỏ trên quỹ đạo
Một nhóm nhà khoa học quân sự phát triển công nghệ chụp ảnh laser cho phép trạm mặt đất nhận dạng và theo dõi mục tiêu trong không gian với độ chính xác chưa từng có.
Thiết bị radar do giáo sư Han Fei ở Đại học Công nghệ Phòng thủ Quốc gia tại tỉnh An Huy thiết kế có thể chụp ảnh vật thể nhỏ bằng nắm tay trên quỹ đạo gần Trái đất với độ phân giải lên tới 3mm. Công nghệ trên có thể giúp dẫn đường cho chùm laser từ mặt đất nhằm loại bỏ mảnh rác vũ trụ nhỏ đe dọa vệ tinh và tàu vũ trụ, Han và cộng sự báo cáo trên tạp chí Acta Physica Sinica hôm 12/3.
Mảnh rác vũ trụ nhỏ cỡ vài cm là mối đe dọa lớn đối với các vệ tinh. (Ảnh: Space Journal)
Vấn đề khiến các kỹ sư vũ trụ đau đầu nhất là mảnh rác lớn cỡ 1 - 10 cm do vệ tinh có lớp bảo vệ ngăn cản mảnh rác nhỏ hơn còn mảnh rác lớn hơn có thể được phát hiện bằng công nghệ hiện nay với thời gian đủ sớm để điều chỉnh đường bay. Năm 2016, một trong những hệ thống radar không gian lớn nhất của Trung Quốc mất 4% nguồn cung cáp điện sau khi mảnh rác dài hơn 1 cm đâm vào pin mặt trời của vệ tinh.
Laser công suất cao có thể khiến mảnh rác nhỏ như vậy thay đổi đường bay và cuối cùng rơi qua khí quyển Trái đất. Nhưng tia laser cần bắn chính xác với sai số cấp milimet, theo nhóm nghiên cứu của Han. Trong môi trường lực hấp dẫn thấp, phần lớn mảnh rác trôi nổi tự do, khiến công tác nhận dạng và theo dõi trở nên khó khăn hơn.
Công nghệ mới mang tên chụp cắt lớp phản xạ laser lấy cảm hứng từ phương pháp scan CAT dùng trong các bệnh viện, sử dụng vài chùm laser để chiếu sáng bề mặt mục tiêu, sau đó dựng lại hình ảnh từ hạt ánh sáng bắn ra theo nhiều hướng khác nhau. Độ phân giải của ảnh chụp bằng phương pháp này được quyết định bởi chênh lệch nhỏ trong góc độ của chùm laser khi chiếu tới mục tiêu thay vì khoảng cách với người quan sát. Thông qua cải tiến chất lượng nguồn laser và độ nhạy của thiết bị nhận, các nhà khoa học có thể thu được hình ảnh siêu nét của vật thể siêu nhỏ ở khoảng cách xa.
Radar do Han và cộng sự chế tạo bắn ra nhiều xung ngắn với công suất tối đa hơn 100 kilowatt. Đặt bên bờ một hồ chứa nước ở vùng ngoại ô thành phố Hợp Phì, thiết bị tạo ra hình ảnh rất nét của mục tiêu rộng 5 cm xoay tròn ở khoảng cách 1 km. Kết quả cung cấp bằng chứng về tiềm năng sử dụng trong không gian của thiết bị.
Han cho biết ông và cộng sự phát triển công nghệ dựa trên nguồn laser cao cấp giúp giảm đáng kể độ ồn ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu. Họ cũng phát triển một thuật toán mới bằng trí tuệ nhân tạo để ước tính chuyển động ngẫu nhiên của mục tiêu nhỏ, giúp radar tạo hình ảnh chất lượng cao với thông tin không hoàn chỉnh và thay đổi nhanh chóng.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
