Công nghệ truyền điện không dây bằng vi sóng
Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân của Mỹ (NRL) truyền thành công 1,6 kW điện qua khoảng cách một kilomet bằng chùm vi sóng từ cơ sở ở Maryland.
Thiết bị truyền vi sóng hướng về phía ăngten thu nhận. (Ảnh: NRL)
Ý tưởng truyền điện qua quãng đường dài mà không cần dùng dây điện đã tồn tại hơn một thế kỷ. Vào thập niên 1970, công nghệ này là một phần quan trọng trong thiết kế của nhà vật lý người Mỹ Gerard K. O'Neil. Ông đề xuất thiết lập những thuộc địa trong không gian để xây trạm thu thập năng lượng Mặt trời và truyền điện về Trái đất.
Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho nhóm chuyên gia đứng đầu là Christopher Rodenbeck, giám đốc tổ chức nghiên cứu Advanced Concepts Group, phát triển dự án Truyền điện liên tục và an toàn - Vi sóng (SCOPE-M) để khám phá tính thực tiễn của truyền điện bằng vi sóng. Sử dụng chùm vi sóng 10-GHz, SCOPE-M thiết lập 2 địa điểm. Địa điểm đầu tiên là cơ sở US Army Research Field ở Blossom Point, Maryland, và địa điểm thứ hai là máy phát radar chụp ảnh vệ tinh tần số siêu rộng Haystack (HUSIR) tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Tần số họ lựa chọn không chỉ có khả năng truyền đều đặn trong mưa lớn với mức độ hao hụt điện dưới 5%, mà còn an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế khi có con người, động vật và chim chóc. Điều này có nghĩa hệ thống không cần thiết bị ngắt mạch thường có trên những hệ thống laser thời đầu.
Trong các thử nghiệm tại Maryland, chùm vi sóng hoạt động với hiệu suất 60%. Thử nghiệm tại The Massachusetts không đạt công suất cực đại như vậy, nhưng có công suất trung bình cao hơn, qua đó truyền nhiều năng lượng hơn. Trong tương lai, công nghệ của SCOPE-M có thể dùng để truyền năng lượng trên Trái đất hoặc từ trạm năng lượng Mặt trời trên quỹ đạo, cung cấp điện cho mạng lưới quốc gia 24/7 và suốt 365 ngày trong năm. Ngoài ra, công nghệ này có thể giúp truyền điện trực tiếp cho đội quân trên chiến trường.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
