Công nghệ "vân tay" tí hon chống tiền giả
Các nhà khoa học đã sáng chế ra những "dấu vân tay" tí hon, giúp chống làm giả tiền giấy và thẻ tín dụng một cách hữu hiệu.
Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Nanotechnology, các "vân tay" chuyên dụng mới được chế tạo từ những sợi nano siêu nhỏ, có kích thước 10 - 50 micro (trong đó 1 micro = 1/triệu mét), bé hơn độ rộng của một sợi tóc (18 - 80 micro). Mỗi mẫu vân tay độc nhất vô nhị chứa khoảng 20 - 30 dải bạc nằm rải rác trên một tấm màng chất dẻo mỏng.
Một chuyên gia đang soi kiểm tra tờ tiền 50 Euro bị nghi ngờ là giả. (Ảnh: Corbis)
Các nhà nghiên cứu tuyên bố, sáng chế mới của họ sẽ khiến cả những "thợ" làm giả gian xảo nhất cũng phải bó tay.
"Gần như không thể bắt chước các dấu vân tay nano, do việc thao túng các sợi nano tí hon thành một mẫu mong muốn vô cùng khó. Chi phí để tạo ra một mẫu giả giống hệt nhìn chung sẽ cao hơn nhiều giá trị của sản phẩm thực", giáo sư Hyotcherl Ihee thuộc Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Triều Tiên, nói.
Nhóm sáng chế lý giải, các sợi nano chuyên dụng được tạo ra trong một dung dịch, rồi được phủ silic điôxit và các chất nhuộm huỳnh quang trước khi được cấy vào một màng chất dẻo polyethylene terephthalate - thứ nguyên liệu đang được dùng để sản xuất các vỏ chai nhựa trong suốt. Chi phí sản xuất một dấu vân tay vào khoảng 0,83 USD.
Trong đó, chất nhuộm phát quang cho phép các mẫu vân tay, vốn vô hình trước mắt thường, có thể được xác thực dưới kính hiển vi quang học. Nó có thể tạo thêm một lớp phức tạp nữa nếu nhiều màu khác nhau được sử dụng.
Nhóm sáng chế hy vọng, loại dấu vân tay mới có thể được sử dụng làm tem dán chống hàng giả cho nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ đồ điện tử, dược phẩm tới tiền giấy và thẻ tín dụng. Chúng có thể được dán kèm một mã vạch hoặc dấu hiệu nhận dạng đặc trưng khác, giúp hỗ trợ việc tìm kiếm nhanh hơn trong hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như giảm nhẹ quá trình xác minh và nhận diện đồ giả mạo.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn
Hãng Community Cars ở bang Texas (Mỹ) đã sáng chế ra một loại ô tô điện mang tên Kenguru, dành cho người khuyết tật phải ngồi xe lăn.

Với Wysips, pin thiết bị di động không bao giờ cạn
Chúng ta đã có công nghệ cho phép định vị điện thoại khi hết pin hoặc gửi tin nhắn ngay cả khi pin cạn nguồn, nhưng bạn nghĩ sao nếu trong tương lai có thể sở hữu một chiếc điện thoại không bao giờ hết pin?
