Công ty Captura của Mỹ xây dựng cơ sở lọc hàng tấn CO2 giữa biển
Captura, công ty thuộc Viện Công nghệ California, phát triển hệ thống tách CO2 từ nước biển, đồng thời xả nước đã lọc trở về đại dương.
Quá trình lọc carbon sẽ áp dụng quy trình điện phân đã được cấp bằng sáng chế của Captura mang tên Direct Ocean Capture (DOC). Công ty đặt mục tiêu loại bỏ carbon quy mô lớn với chi phí thấp hơn các phương pháp cũ. Hệ thống cũng chỉ sử dụng điện tái tạo và nước biển ở đầu vào để giảm tác động đến môi trường, New Atlas hôm 11/5 đưa tin.
Mô phỏng một cơ sở quy mô lớn của Captura nhằm tách lọc CO2 từ nước biển. (Ảnh: Captura)
Công nghệ DOC có khả năng lọc hàng tỷ tấn carbon từ đại dương. Theo đó, dòng nước biển đã làm sạch được đưa vào cơ sở lọc, nơi sử dụng công nghệ điện phân để tạo ra axit. Axit này sau đó được thêm vào nước biển, kích hoạt phản ứng hóa học tách CO2 khỏi nước.
Quá trình được đẩy nhanh nhờ sử dụng contactor khí - chất lỏng (một loại công tắc điện) và bơm chân không, tạo ra một luồng CO2. Lượng CO2 này sau đó có thể cô lập hoặc tái sử dụng cho mục đích khác.
Việc trung hòa dòng nước biển được thực hiện bằng cách thêm chất kiềm. Sau đó, nước đã khử carbon được xả trở lại biển. Theo Captura, lượng nước này có thể tiếp tục tương tác với khí quyển để hấp thụ lượng CO2 lớn tương đương với lượng bị tách lọc ban đầu. Khả năng tuyệt vời này giúp hệ thống lọc nước biển trở thành công cụ hiệu quả để giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Năm 2022, Captura xây cơ sở thử nghiệm trên biển đầu tiên ở thành phố Newport Beach, bang California. Công ty sử dụng dòng nước biển chảy liên tục để đo hiệu suất của hệ thống và thực hiện những cải tiến cần thiết. Captura sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ trong thời gian tới. Công ty này cũng dự định phối hợp với tổ chức AltaSea tại Cảng Los Angeles để xây dựng hệ thống DOC thứ hai có thể lọc 100 tấn CO2 khỏi đại dương mỗi năm.

Bệ thử nghiệm động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng lớn nhất châu Á
Trung Quốc xây dựng xong bệ thử nghiệm cho những động cơ tên lửa khổng lồ có thể giúp nước này tiến hành các nhiệm vụ khám phá Mặt trăng.

Tòa nhà cao tầng trông giống trò chơi rút gỗ ở Uruguay
Tòa nhà Ziel cao khoảng 34m, gồm 15 tầng và 40 căn hộ với nhiều cây xanh được tưới bằng hệ thống thu nước mưa.

Tòa nhà chọc trời uốn cong để không che khuất "hàng xóm"
Tòa nhà Qondesa cao hơn 130m dự kiến trở thành công trình cao nhất thành phố Quito với thiết kế mặt tiền lấy cảm hứng từ dây leo.

Tòa nhà xây từ gạch gai dầu cao nhất thế giới
Khách sạn Hemp, 12 tầng và tầm nhìn hướng ra núi Bàn hùng vĩ của Cape Town được xếp hạng là tòa nhà xây từ cây gai dầu cao nhất thế giới.

Tòa nhà chọc trời đôi trông như sụp đổ một phần ở Trung Quốc
Hai tòa nhà Oasis Towers do công ty kiến trúc Hà Lan MVRDV thiết kế dự kiến xây dựng tại Nam Kinh, với lượng lớn cây xanh.

Lò phản ứng năng lượng mặt trời biến nước thành hydro
Trong thử nghiệm, lò phản ứng mới tạo ra khoảng 500 gram hydro mỗi ngày, đáp ứng khoảng 1/2 nhu cầu điện của hộ gia đình 4 người.
