Công ty Hà Lan thử nghiệm tàu đệm từ siêu tốc
Tàu đệm từ thử nghiệm của công ty Hardt chạy thành công trong đường ống chân không, hướng tới sẵn sàng chở khách năm 2030 với tốc độ mục tiêu 700km/h.
Hardt, công ty khởi nghiệp ở phía bắc Hà Lan, đạt cột mốc quan trọng trong phát triển công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop, một dạng phương tiện giao thông công cộng mới khoang tàu di chuyển nhờ từ trường qua đường ống giảm áp. Hôm 9/9, phương tiện mà công ty đang phát triển lơ lửng và lao qua đường ống ở cơ sở thử nghiệm dành cho hệ thống giao thông tốc độ cao.
Phương tiện thử nghiệm của công ty Hardt chạy trong đường ống giảm áp. (Ảnh: Phys.org).
"Với thử nghiệm thành công đầu tiên này, chúng tôi có thể làm phương tiện bay lơ lửng, đồng thời bật hệ thống dẫn hướng và hệ thống đẩy", Marinus van der Meijs, giám đốc công nghệ và kỹ thuật ở công ty Hardt, cho biết.
Đường ống dài 420m của Trung tâm Hyperloop châu Âu bao gồm 34 đoạn riêng biệt có đường kính gần 2,5m. Một bơm chân không hút khí để giảm áp suất bên trong, làm giảm lực cản và cho phép khoang tàu di chuyển ở tốc độ cao. Các nhà phát triển Hyperloop đặt mục tiêu đẩy khoang tàu qua đường ống ở tốc độ lên tới 700km/h. Theo họ, phương tiện kiểu này hiệu quả hơn nhiều bay chặng ngắn, đường sắt cao tốc và xe tải chở hàng, nhưng đòi hỏi nhiều đầu tư về cơ sở hạ tầng. Trong không gian hạn chế ở trung tâm thử nghiệm, tốc độ của khoang tàu khá khiêm tốn.
Sau khi đặt trong đường ống, khoang tàu tăng tốc tương tự tàu điện ngầm, đạt tốc độ tối đa 30km/h, khoảng 100m trong đường ống, theo Van der Meijs. Dù vậy, đó vẫn là cột mốc đòi hỏi tiến hành cẩn thận.
"Điều khó khăn nhất mà chúng tôi đang làm là kiểm tra mọi chức năng cùng lúc. Lơ lửng, lực đẩy, dẫn hướng, chúng tôi giờ đây có thể điều hành tất cả những chức năng này như một dàn nhạc giao hưởng để chúng hoạt động kết hợp với nhau", Roel van de Pas, giám đốc thương mại của công ty Hardt, cho biết.
Tỷ phú Elon Musk lần đầu đề xuất ý tưởng về tàu siêu tốc cách đây hơn một thập kỷ và dự đoán nó có thể chở hành khách ở tốc độ gần 645km/h giữa Los Angeles và San Francisco trong 30 phút. Từ sau đó, nhiều đội ngũ trên khắp thế giới đã tìm cách biến ý tưởng thành hiện thực. Theo Van de Pas, công ty Hardt sẽ sẵn sàng cho hoạt động chở khách vào năm 2030.
Một số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi. Khi cơ sở thử nghiệm tàu Hyperloop mở cửa hồi tháng 3, Robert Noland, giáo sư ở Trường quy hoạch và chính sách công Bloustein ở Đại học Rutgers cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho tàu siêu tốc quá tốn kém.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Tìm ra công nghệ pin vĩnh cửu không gây ô nhiễm
Các hệ thống năng lượng dựa trên loại pin mới này có thể cải thiện việc lưu trữ năng lượng lâu dài dựa trên cơ chế đặc biệt.

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing
Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
