Công ty Mỹ phóng vệ tinh có thể nhìn thấy từ Trái đất

Hãng Rocket Lab phóng thành công vệ tinh bí mật mang tên Sao Nhân loại với thiết kế hình cầu độc đáo.

Công ty hàng không vũ trụ Rocket Lab tiết lộ, một vệ tinh bí mật của hãng này mang tên Sao Nhân loại được phóng thành công lên không gian cùng ba vệ tinh thương mại khác hôm 21/1, Newsweek đưa tin. Tên lửa sử dụng để đưa các vệ tinh này lên quỹ đạo là Electron, được phóng từ bán đảo Mahia, New Zealand.

Công ty Mỹ phóng vệ tinh có thể nhìn thấy từ Trái đất
Vệ tinh Sao Nhân loại có hình dạng đặc biệt với các tấm phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. (Ảnh: Newsweek).

Vệ tinh Sao Nhân loại có hình cầu với đường kính khoảng một mét. Rocket Lab kỳ vọng Sao Nhân loại sẽ trở thành vật thể sáng nhất trên trời. Vệ tinh này quay quanh Trái Đất mỗi 90 phút và phản xạ ánh sáng Mặt Trời nhờ 65 tấm phản chiếu nhỏ. Rocket Lab cho rằng mọi người trên khắp thế giới đều có thể nhìn thấy ánh sáng từ vệ tinh này.

"Dù đang ở đâu hay gặp chuyện gì trong cuộc sống, mọi người đều có thể nhìn thấy Sao Nhân loại trên bầu trời đêm. Tôi hy vọng tất cả những ai nhìn lên vệ tinh này sẽ nhìn xuyên qua nó đến không gian vũ trụ rộng lớn và nghĩ khác một chút về cuộc sống, hành động của họ và về những điều quan trọng với nhân loại", Peter Beck, CEO của Rocket Lab, chia sẻ.


Tên lửa Electron mang các vệ tinh rời bệ phóng. (Video: Newsweek).

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích thú với sự xuất hiện của Sao Nhân loại. Giáo sư vật lý Richard Easther tại Đại học Auckland cho rằng đó chỉ là trò thu hút sự chú ý tệ hại.

Sau 9 tháng hoạt động ngoài không gian, vệ tinh này sẽ rơi trở lại khí quyển Trái Đất do lực hấp dẫn. Rocket Lab khuyên người Mỹ nên quan sát bầu trời vào tháng 3 để có thể chiêm ngưỡng vệ tinh này tốt nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
NASA đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain vào khám phá không gian

NASA đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain vào khám phá không gian

Theo đó, Tiến sỹ Jin Wei đến từ Đại học Akron đang dẫn đầu một nghiên cứu và nhắm đến việc sử dụng blockchain của Ethereum để hỗ trợ việc định hướng và giao tiếp đối với tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 27/01/2018
Vì sao Nguyệt thực chưa bao giờ được các tiền nhân hào hứng chờ đón?

Vì sao Nguyệt thực chưa bao giờ được các tiền nhân hào hứng chờ đón?

Ngày nay khi khoa học tiến bộ, chúng ta biết rõ Nguyệt thực toàn phần là một hiện tượng thiên văn và mức độ xảy ra khá thường xuyên của nó.

Đăng ngày: 26/01/2018
Việt Nam trong vùng ngắm nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh rõ nhất

Việt Nam trong vùng ngắm nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh rõ nhất

Chỉ cần gõ tên tỉnh, thành phố bạn đang ở vào một website của Na Uy, bạn có thể xác định được khung giờ chính xác để quan sát nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh vào tối 31/1.

Đăng ngày: 26/01/2018
Chỉ cần nhờ điều này, các nhà khoa học có thể phát hiện sự sống ngoài Trái đất

Chỉ cần nhờ điều này, các nhà khoa học có thể phát hiện sự sống ngoài Trái đất

Các chuyên gia của NASA vẫn luôn nỗ lực để tìm kiếm những bằng chứng của sự sống trên hành tinh khác dựa trên thông tin thu được của kính viễn vọng James Webb.

Đăng ngày: 26/01/2018
Tên lửa mạnh nhất thế giới của SpaceX khai hỏa 27 động cơ

Tên lửa mạnh nhất thế giới của SpaceX khai hỏa 27 động cơ

Tất cả 27 động cơ ở tầng một của tên lửa đẩy Falcon Heavy được khai hỏa cùng lúc vào hôm qua ở bệ phóng 39A thuộc Trung tâm bay vũ trụ Kennedy tại Florida, Mỹ

Đăng ngày: 25/01/2018
Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?

Mặt Trời trông thế nào trên những hành tinh khác?

Dựa trên khoảng cách giữa Mặt Trời và các hành tinh, Ron Miller, một nhà minh họa người Mỹ, tạo nên những hình ảnh sống động chỉ ra hình dáng của Mặt Trời khi nhìn từ hành tinh khác.

Đăng ngày: 25/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News