Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng

Nghiên cứu mới vừa gióng hồi chuông báo động: Với tình trạng phát thải khí nhà kính như hiện nay, Bắc Băng Dương sẽ có ngày đầu tiên không có băng vào năm 2027.

Băng trên biển Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có, hơn 12% mỗi thập kỷ, có nghĩa là chúng ta đang chạy đua tới ngày gần như toàn bộ băng ở đây biến mất.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 vừa qua trên tạp chí Nature Communications cho biết cột mốc đáng lo ngại cho cả hành tinh sẽ xảy ra trong vòng 9 đến 20 năm nữa kể từ năm 2023, bất kể con người thay đổi hành vi phát thải khí nhà kính như thế nào. Còn với tốc độ phát thải như hiện nay thì chỉ 3 năm nữa điều đó sẽ xảy ra.

Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng
Một con gấu Bắc Cực đang đứng trên tảng băng nổi trên mặt biển. Loài gấu cần có băng để di chuyển tìm kiếm thức ăn (Ảnh: Sepp Friedhuber/ Getty Images).

Băng biển trên Trái đất được lập biểu đồ hàng năm bằng dữ liệu vệ tinh, dữ liệu này đã đo lường sự dao động của băng ở cả hai cực kể từ năm 1979.

Băng biển trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ đại dương và không khí, duy trì môi trường sống ở biển, cung cấp năng lượng cho các dòng hải lưu vận chuyển nhiệt và chất dinh dưỡng trên toàn cầu.

Bề mặt băng biển cũng phản chiếu một phần năng lượng của Mặt trời trở lại không gian trong một quá trình được gọi là hiệu ứng phản chiếu. Hiệu ứng này cũng có thể hoạt động ngược lại - khi băng biển tan chảy để lộ ra vùng nước sẫm màu hơn hấp thụ nhiều tia nắng Mặt trời hơn.

Điều này có nghĩa là khi hành tinh của chúng ta ấm lên, trong đó Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của thế giới.

Sự nóng lên nhanh chóng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và rõ rệt. Phạm vi băng biển cực bắc của hành tinh, từng trải rộng trung bình 6,85 triệu km2 từ năm 1979 đến năm 1992, đã giảm mạnh xuống còn 4,28 triệu km2 trong năm nay.

Sự suy giảm liên tục đó có nghĩa là những biến động khí hậu trong tương lai ngày càng có khả năng đẩy băng vượt quá giới hạn 1 triệu km vuông, mà dưới mức đó khu vực này được coi là "không có băng".

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cảnh báo rằng ngày này có thể đến sau ba đến sáu năm nữa và chắc chắn không thể tránh khỏi vào những năm 2030.

Tuy nhiên, càng giảm được nhiều phát thải CO2 thì cú sốc do mất băng Bắc Cực càng đỡ nặng nề và bất kỳ mức cắt giảm phát thải nào cũng đều mang lại lợi ích lùi thời gian hành tinh của chúng ta mất băng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân thực sự đằng sau sự nóng lên toàn cầu

Nguyên nhân thực sự đằng sau sự nóng lên toàn cầu

Các nhà khoa học chỉ ra rằng những đám mây trên đại dương có thể chính là mảnh ghép quan trọng dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu với tốc độ chóng mặt.

Đăng ngày: 09/12/2024
11 bức ảnh tóm gọn 11 tháng vừa qua của năm 2024: Chúng ta đang làm gì với Trái đất?

11 bức ảnh tóm gọn 11 tháng vừa qua của năm 2024: Chúng ta đang làm gì với Trái đất?

Thực tế cho thấy, thiên nhiên đang bị tàn phá và con người đang phải trả giá đắt.

Đăng ngày: 06/12/2024
Không khí lạnh mạnh đang tràn xuống miền Bắc

Không khí lạnh mạnh đang tràn xuống miền Bắc

Từ hôm nay, không khí lạnh cường độ mạnh tràn xuống miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng xuống 15 độ, vùng núi dưới 10 độ C.

Đăng ngày: 06/12/2024
Arab Saudi sẽ trồng 10 tỷ cây để xanh hóa sa mạc

Arab Saudi sẽ trồng 10 tỷ cây để xanh hóa sa mạc

Arab Saudi đang đầu tư vào sáng kiến xanh nhằm biến đổi sa mạc ở nước này nhưng vấp phải nhiều thách thức trong việc biến dự án tham vọng thành giải pháp khí hậu.

Đăng ngày: 05/12/2024
Thảm họa vỡ đập St. Francis ở Mỹ: Bi kịch vì kiêu ngạo!

Thảm họa vỡ đập St. Francis ở Mỹ: Bi kịch vì kiêu ngạo!

Rạng sáng ngày 13/3/1928, một trong những thảm họa kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra tại California.

Đăng ngày: 04/12/2024
Gió mùa Đông Bắc mạnh sắp tràn xuống, miền Bắc mưa rét cả ngày?

Gió mùa Đông Bắc mạnh sắp tràn xuống, miền Bắc mưa rét cả ngày?

Theo dự báo thời tiết, khả năng cuối tuần (7-8/12) đợt không khí lạnh lại tràn về nước ta. Thời tiết miền Bắc trong đó có Hà Nội chuyển mưa rét cả ngày với nền nhiệt khá thấp.

Đăng ngày: 04/12/2024
Trung Quốc phát minh

Trung Quốc phát minh "tấm lưới" khổng lồ giúp mang cây xanh phủ kín hoang mạc khiến thế giới nể phục

Mùa xuân ở sa mạc Ulan Buh thuộc Khu Tự trị Nội Mông, bão cát hoành hành gần như mỗi ngày. Cây cối héo úa và cát phủ khắp mọi nơi. Đó là một cảnh tượng đã quá quen thuộc đối với Trung Quốc.

Đăng ngày: 04/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News