Cột nước hai triệu lít phun lên trời trong thử nghiệm của NASA
Thử nghiệm lực phun của nước do NASA tiến hành ở bệ phóng tên lửa tại Florida khiến cột nước 1.892.705 lít phun cao hàng chục mét.
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) kiểm tra lực phun của nước khi phóng tên lửa tại Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy tại Florida, theo Long Room. Cuộc thử nghiệm hồi tháng 12/2017 khiến cột nước gần hai triệu lít phun thẳng tới độ cao hơn 30 mét phía trên bề mặt bệ phóng.
Trong thử nghiệm, nước từ bể chứa chảy qua hàng loạt đường ống và máng xuống rãnh dẫn lửa.
Khi cất cánh, các tên lửa của NASA có thể tạo ra lực đẩy 37,4 triệu newton, kéo theo luồng nhiệt phun ra mạnh mẽ và tiếng ồn lớn. Để bảo vệ Hệ thống tên lửa phóng vũ trụ (Space Launch System - SLS), tàu vũ trụ Orion, bệ phóng di động và bệ phóng cố định trước hơi nóng và độ ồn cực lớn, nước được phun lên bệ phóng trong suốt thời gian tên lửa khai hỏa và cất cánh.
Trong thử nghiệm, nước từ bể chứa chảy qua hàng loạt đường ống và máng xuống rãnh dẫn lửa. Thử nghiệm này đánh dấu một cột mốc mới giúp các nhà khoa học xác định phạm vi tác động của hệ thống kiểm soát áp lực vụ nổ và tiếng ồn ở bệ phóng (IOP/SS). "Thử nghiệm các bộ phận mới và nâng cấp của hệ thống kiểm soát diễn ra rất thuận lợi", Regina Spellman, quản lý dự án cao cấp của NASA, cho biết.
"Cột nước phun xuất hiện do bệ phóng di động không có ở bãi phóng", Nick Moss, phó quản lý dự án, giải thích. "Khi bệ phóng di động nằm trên giá đỡ, phần còn lại của hệ thống IOP/SS nối với các vòi phun dùng cho bệ phóng. Nước sẽ chảy qua đường ống và thoát ra qua vòi phun".

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
