Cụ cây thông đỏ “thành tinh”, hơn 450 tuổi vẫn "quấn quýt" gây sốc
Không giống như các loài cây khác, hai cây thông đỏ kỳ lạ ở Phúc Kiến, Trung Quốc quấn chặt rễ vào nhau, hình thành một khối rễ bền chặt, cuối cùng trở thành một thể thống nhất, giúp nhau sinh trưởng qua hàng trăm năm.
Mới đây, tại khu vực rừng rậm thuộc trấn Giao Dương, huyện Thượng Hàng, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã bắt gặp một hiện tượng kỳ lạ ở cây thông đỏ.
Hai cây thông đỏ cổ thụ, có tuổi đời mỗi cây khoảng hơn 450 tuổi quấn chặt rễ vào nhau để cùng sinh tồn.
Qua những bức ảnh có thể thấy, hai cây thông cổ thụ này sinh trưởng ở địa hình không thuận lợi, phần rễ còn lộ cả ra ngoài do cheo leo, không có đất để đâm sâu xuống.
Thế nhưng, qua hàng trăm năm, hai cây thông vẫn vững vàng đứng, không chết khô, cũng không bị quật ngã. Đó là do chúng đã nương tựa vào nhau, quấn rễ và trở thành một thể thống nhất thực thụ.
Nhiều người cho biết, họ đã từng thấy hiện tượng cây cối dựa vào nhau để sinh tồn, tuy nhiên việc cắm rễ và trở thành một thể giống như thế này thì chưa từng thấy.
Theo tìm hiểu, cây thông đỏ Trung Quốc có tên khoa học là Taxus chinensis, thuộc họ Thủy tùng, là loài cây thân gỗ, cao 5 - 20m, đường kính đạt tới 80cm, thường xanh, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy do gốc lá bị vặn, hình dải, hơi cong, dài 1,5 - 2cm, rộng 2 - 3mm.
Gỗ của thông đỏ Trung Quốc có màu hồng thẫm, thớ mịn, chịu nước, dùng trong xây dựng; vỏ cây cũng được nghiên cứu dùng làm thuốc.
Tuy nhiên, loài này phân bố không rộng và cũng là sinh vật bị đe dọa như các loài thông khác do con người khai thác gỗ để sử dụng và môi trường núi đá vôi bị xâm hại.

Hoa trong suốt khi gặp mưa
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Những virus nhân tạo chết chóc mà con người không thể chống đỡ nếu đại dịch xảy ra
May mắn thay, Clade X không phải là virus có thật, và câu chuyện chúng ta vừa nói chỉ là phiên bản giả lập do các nhà khoa học Mỹ thực hiện.

Thực vật có giới tính không?
Ở thực vật, như với hầu hết động vật, bộ phận đực gắn liền với sản xuất tinh trùng và bộ phận cái gắn với trứng.

Cảnh vi khuẩn ăn DNA để có thể tiến hóa thành chủng kháng kháng sinh
Dưới kính hiển vi, hai đốm sáng màu xanh lá này là những con vi khuẩn Vibrio cholerae – loại mầm bệnh gây ra dịch tả.

Hoa muồng hoàng hậu đẹp, đang nở rộ ở Hà Nội có gì thú vị?
Loài hoa này vừa đẹp vừa có mùi thơm nên được trồng nhiều trên các con phố Hà Nội để trang trí và lấy bóng mát.

Muỗi khổng lồ Bắc Cực tấn công các điểm thi đấu World Cup ở Nga
Theo Mirror, trong những năm qua, muỗi khổng lồ đang tiếp tục phát triển mạnh do thời tiết có xu hướng ấm lên.
