Cu li - loài thú vẻ ngoài hiền lành nhưng có độc

Hiền lành, dễ thương nên loài culi được nhiều người ở Việt Nam nhận về nuôi làm cảnh mà không biết nó chứa chất độc có thể gây tử vong.

Vài năm gần đây, người Việt bắt đầu nuôi cu li như thú cưng trong nhà mà không biết rằng đây là loài có độc, gây tử vong cho con người.

Cu li - loài thú vẻ ngoài hiền lành nhưng có độc
Cu li lớn Nycticebus coucang.

Việt Nam có hai loài là cu li lớn Nycticebus coucang cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus. Chúng thường sống ở rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Loài này thường kiếm ăn ban đêm với thức ăn chủ yếu là côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.

Nhà nghiên cứu sinh vật Phùng Mỹ Trung cho biết, trong các nghiên cứu mới đây, giới khoa học đã so sánh hai loài cu li lớn và nhỏ. Họ tìm thấy 212 hợp chất ở cu li lớn và 68 cu li nhỏ có chất độc. "Nọc độc này được kích hoạt bằng cách kết hợp mồ hôi từ cánh tay với nước bọt, gây nguy hiểm cho con người và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời cứu chữa", ông Trung cho biết.

Cu li - loài thú vẻ ngoài hiền lành nhưng có độc
Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus.

Các bằng chứng sau khi nghiên cứu cho thấy, nọc độc của cu li ngoài tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng, còn dùng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phần độc này nằm ở phần trong của cánh tay trước và được tiết ra cùng mồ hôi. Khi cu li liếm phải chất độc sẽ theo tuyến nước bọt, nên nếu không may bị loài này cắn, con mồi cảm thấy đau đớn toàn thân.

Chất độc có thể gây phù nề, nôn mửa, mất vài tuần để chữa lành ở người và để lại sẹo. Trong những trường hợp cực đoan, đối với một số người mẫn cảm với nọc độc này, vết cắn có thể bị sốc phản vệ, đôi khi dẫn đến cái chết.

Cu li - loài thú vẻ ngoài hiền lành nhưng có độc
Vùng màu đen là nơi có độc ở chân trước loài cu li.

Cu li đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng, nhất là cu li lớn vì bị săn bắt làm thuốc. Vì vậy chúng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và bị cấm nuôi nhốt, buôn bán; nhưng một số người vẫn nuôi loài này. Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bằng cách bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động này theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết.

Con Cu li còn gọi là "cù lần", "mắc cỡ" bởi theo dân gian, chúng không dám ngẩng mặt lên nhìn ban ngày vì nhút nhát, sợ hãi. Còn dưới góc nhìn khoa học, cu li có đôi mắt to và độ mở lớn nên có ích trong đêm tối hơn là ban ngày. Vào ban ngày, độ mở lớn của mắt khiến chúng tiếp nhận cường độ ánh sáng nhiều hơn, có thể làm mù lòa, vì vậy chúng thường giấu mắt cuộn vào bên trong cơ thể, ngủ ngày.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hươu ăn thịt người khiến giới khoa học sửng sốt

Hươu ăn thịt người khiến giới khoa học sửng sốt

Các nhà khoa học pháp y lần đầu tiên phát hiện một con hươu đang nhai xương sườn trên xác người trong một khu rừng ở Mỹ.

Đăng ngày: 09/05/2017
Phát hiện loài khỉ được mệnh danh

Phát hiện loài khỉ được mệnh danh "yêu tinh rừng rậm", có thể xoay đầu 360 độ

Sinh sống trên những thân cây cao, chúng nhanh nhẹn không thua kém gì loài chim.

Đăng ngày: 08/05/2017
Vô tình quay được hình ảnh một trong những loài báo quý nhất thế giới

Vô tình quay được hình ảnh một trong những loài báo quý nhất thế giới

Một máy quay phim được đặt tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kedrovaya của Nga, đã quay lại được hình ảnh mẹ con nhà báo Amur quý hiếm.

Đăng ngày: 08/05/2017
Góc khuất đen tối đã bị che giấu suốt trăm năm của loài vật dễ thương nhất hành tinh

Góc khuất đen tối đã bị che giấu suốt trăm năm của loài vật dễ thương nhất hành tinh

Chim cánh cụt là một trong những loài vật dễ thương nhất quả đất. Nhưng đọc xong bài này, bạn sẽ nhìn chúng bằng một con mắt khác.

Đăng ngày: 05/05/2017
Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?

Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Đăng ngày: 05/05/2017
Chúng ta theo dõi việc di cư của các loài chim trên thế giới như thế nào?

Chúng ta theo dõi việc di cư của các loài chim trên thế giới như thế nào?

Con người chúng ta đã làm cách nào để theo dõi sự di chuyển của các loài chim mà không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của chúng?

Đăng ngày: 03/05/2017
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Cá sấu giết khoảng 1.000 người mỗi năm, ít hơn rất nhiều so với muỗi.

Đăng ngày: 28/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News