Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?

Một con cua hoàng đế có thể mang mức giá cả chục triệu đồng mà vẫn chẳng có hàng để bán. Tại sao lại đắt thế nhỉ?

Nếu phải lựa chọn ra danh sách những món hải sản đắt đỏ nhất, cua hoàng đế (có nơi gọi là huỳnh đế) chắc chắn phải có một chỗ trong đó, thậm chí nằm trên top đầu.

Đã từ rất lâu rồi, những chú cua khổng lồ dài cả mét này được giới nhà giàu sẵn sàng trả giá lên tới hàng chục triệu đồng, mà vẫn chẳng có hàng để bán.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?
Cua hoàng đế - những chú cua khổng lồ đắt đỏ trên bàn tiệc.

Những chú cua này đắt không phải vì người Việt thích chơi sang đâu. Trên thế giới, đây cũng là món ăn cực kỳ đắt đỏ, chỉ khác ở chỗ, người nước ngoài bán cua theo đơn vị chân và càng.

Như tại Alaska - nơi có thể đánh bắt được những chú cua hoàng đế đỏ nổi tiếng nhất thế giới, họ cũng bán theo hình thức như vậy, với mức giá từ 24 USD (khoảng 550.000VND)/nửa ký. Nếu chân to, càng to, giá trị sẽ còn bị đẩy cao hơn nữa.

Điều này cũng khá dễ hiểu, vì với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất, chứa nhiều thịt của nhất, còn thân cua thì gần như chẳng có gì.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?
Với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất.

Mỗi con cua chỉ có 3 cặp chân và 2 càng, trong đó thịt ở chân có chất lượng cao hơn. Đây quả thực là một điều may mắn, vì nếu thịt ở càng ngon hơn, giá cua hoàng đế có lẽ còn đắt hơn bây giờ rất nhiều.

Nhưng với một loài cua chỉ ăn được chân, liệu có đáng để bỏ ra số tiền nhiều đến vậy? Thực ra mọi chuyện đều có nguyên do của nó.

Tại sao cua hoàng đế lại đắt tiền?

Trước tiên, hãy tìm hiểu đôi nét về loài cua này đã. Cua hoàng đế - king crab (Paralithodes camtschaticus) rất xứng danh vua của loài cua, vì chúng là những con cua lớn nhất thế giới. Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8m, nặng hơn 10kg lận.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?
Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8m, nặng hơn 10kg.

Nhưng cua đắt không phải là vì kích cỡ, mà do công đoạn bắt được nó chẳng hề dễ dàng. Cua hoàng đế trưởng thành thường sống ở những vùng nước lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 - 5,5°C. Độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200, thậm chí là 300m.

Biển lạnh, lại phải lặn sâu, rõ ràng để bắt được cua hoàng đế là rất khó khăn. Ấy là chưa kể mùa săn cua hoàng đế thường diễn ra vào tháng 10 - thời điểm các vùng biển phía Bắc trở nên cực kỳ lạnh và hung dữ, tức là nguy hiểm hơn.

80% ngư dân bắt cua thiệt mạng do bị cuốn xuống biển hoặc bị giảm nhiệt thân thể. Chuyện thương tích do va đập, tai nạn với máy móc thường xuyên xảy ra. Rủi ro và khó khăn lớn, lợi nhuận đương nhiên phải cao hơn - một bài toán tài chính đơn giản. Toàn bộ chi phí ấy được đổ xuống đầu người tiêu dùng.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?
Cua hoàng đế đắt một phần là vì khó khăn để đánh bắt.

Thêm một lý do khác khiến cua hoàng đế đắt hơn những hải sản khác như tôm hùm, đó là vì tôm hùm có thể nuôi được, còn cua thì không. Tại sao? Vì cua lớn quá chậm - cần đến 7-10 năm để đạt kích cỡ cần thiết. Trong khoảng thời gian ấy, chi phí bỏ ra là quá lớn, nên nó được xem là bất khả thi.

Không phải cua nào cũng có giá giống nhau

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?
Ở Việt Nam cũng có cua hoàng đế, nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue).

Kỳ thực cùng gọi là cua hoàng đế, nhưng loài cua này có tới 3 loại phổ biến: đỏ (red), xanh (blue), và vàng (golden). Trong đó, cua đỏ có giá trị cao nhất, vì đây là loại có nhiều thịt nhất. Ngoài ra còn một loại thứ tư - cua hoàng đế scarlet - nhưng chúng tương đối hiếm nên thường không được nhắc đến.

Ở Việt Nam cũng có cua hoàng đế, nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue). Dù chất lượng không bằng, nhưng cua xanh ăn cũng rất ngon, và giá trị cũng chẳng thua kém là bao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Loài mực mắt to mắt bé làm đau đầu giới khoa học suốt trăm năm

Loài mực mắt to mắt bé làm đau đầu giới khoa học suốt trăm năm

"Mực mắt lác" có một mắt lớn màu vàng xanh, trong khi mắt còn lại trong suốt và có kích thước nhỏ hơn khá nhiều.

Đăng ngày: 11/01/2018
Lý do cá voi 23 tấn dùng vây che chở, cứu nữ thợ lặn khỏi cá mập

Lý do cá voi 23 tấn dùng vây che chở, cứu nữ thợ lặn khỏi cá mập

Theo Live Science, một con cá voi lưng gù nặng khoảng 23 tấn bơi về phía nhà sinh vật học hải dương kiêm thợ lặn Nan Hauser ở ngoài khơi quần đảo Cook ở nam Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 11/01/2018
Gần 100 xác cá heo xám dạt vào bờ biển Brazil

Gần 100 xác cá heo xám dạt vào bờ biển Brazil

Các nhà khoa học phát hiện ít nhất 88 xác cá heo xám dạt vào vịnh Sepetiba ở phía tây Rio de Janeiro, Brazil, kể từ hôm 16/12, National Geographic hôm 8/1 đưa tin.

Đăng ngày: 11/01/2018
Cá mập có bộ hàm như quái vật ngoài hành tinh

Cá mập có bộ hàm như quái vật ngoài hành tinh

Trong số 5 mẫu vật đánh bắt ở độ sâu 350m, 4 con đã chết. Con còn sống được ngâm trong nước biển lạnh, nhưng cũng chết sau đó một hôm.

Đăng ngày: 10/01/2018
Điều kỳ dị này đã giúp rắn biển không uống nước 6 - 7 tháng vẫn

Điều kỳ dị này đã giúp rắn biển không uống nước 6 - 7 tháng vẫn "sống nhăn răng"

Này, bạn có ngạc nhiên không khi những chú rắn biển sống giữa đại dương bao la kia lại phải chịu tình cảnh khát nước khi bao quanh chúng là nguồn nước biển mặn chát đấy!

Đăng ngày: 08/01/2018
Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương

Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương

Theo đó, các lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này đã hình thành một

Đăng ngày: 07/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News