Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc

Cung điện do người Khiết Đan xây dựng dưới thời Liêu có tổng diện tích hơn 200m2, là nơi tránh nóng mùa hè cho hoàng tộc và cận thần.

Các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một cung điện cổ đại đóng vai trò như nơi nghỉ mát mùa hè của vua quan nhà Liêu, Newsweek hôm 11/1 đưa tin. Để tránh nóng, mỗi năm từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7, hoàng đế nhà Liêu đưa cả hoàng tộc cùng quan lại cấp cao lên dãy núi nay thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

Cung điện 1.000 năm của vương triều Khiết Đan ở Trung Quốc
Công trình điện thờ xây dưới triều Liêu ở Bắc Kinh. (Ảnh: Frederic J. Brown).

Nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy hơn 100 thành phần kết cấu ở di chỉ tại huyện Đa Luân, khu tự trị Nội Mông, bao gồm gạch tráng men, gốm sứ và đinh đồng. Họ ghi nhận nền móng của 12 tòa nhà với tổng diện tích hơn 232m2. Ge Zhiyong, nhà nghiên cứu tại Viện khảo cổ Khu tự trị Nội Mông, cho biết các đồ tạo tác khai quật từ di chỉ giúp xác định cung điện được xây vào giữa triều Liêu.

Phát hiện về cung điện sẽ giúp các nhà khảo cổ học có thêm nhiều hiểu biết mới về cả kiến trúc và phong tục văn hóa của triều Liêu. Các cuộc khai quật quy mô lớn sẽ được tiến hành tại di chỉ.

Triều Liêu do người Khiết Đan lập nên. Đây là tộc người du mục phân bố ở Mông Cổ ngày nay và nhiều khu vực phía bắc Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Ngày 27/2/907, thủ lĩnh tộc Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ xưng là "Thiên hoàng đế". Đến ngày 17/3/916, Gia Luật A Bảo Cơ đăng cơ, lấy quốc hiệu là "Khiết Đan". Năm 947, quốc hiệu được đổi thành "Đại Liêu". Năm 1125, triều Liêu sụp đổ và bị nhà Kim tiêu diệt.

Dù ban đầu không có ngôn ngữ viết để diễn đạt phương ngữ Mông Cổ nguyên bản, triều Liêu đã phát triển hai loại chữ viết có nhiều đặc điểm giống ký tự Trung Quốc hiện đại. Các hoàng đế nhà Liêu liên tục mở rộng lãnh thổ nhưng chú trọng duy trì huyết thống hoàng gia thuần chủng, quy định hoàng đế không được phép lấy người từ các bộ tộc Khiết Đan đô hộ. Tuy nhiên, phụ nữ triều Liêu có nhiều ảnh hưởng chính trị với ít nhất ba thái hậu từng nhiếp chính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn bao quanh chiếc rìu của người băng Otzi

Bí ẩn bao quanh chiếc rìu của người băng Otzi

Vào năm 1991, 2 nhà leo núi người Đức bất ngờ phát hiện một xác ướp được bảo quản nguyên vẹn trong băng và được đặt tên là người băng Otzi.

Đăng ngày: 12/01/2018
Lời nguyền của Otzi

Lời nguyền của Otzi

Những môn đồ của truyền thuyết lời nguyền của xác ướp lại lên tiếng thách thức: Ai không tin thì hãy soi tấm gương của nhà khảo cổ học người Úc Tom Loy, 63 tuổi, chết một cách bí ẩn tại nhà riêng ở Brisbane, Úc.

Đăng ngày: 12/01/2018
Bí ẩn số vũ khí bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng - ngàn năm vẫn sắc bén

Bí ẩn số vũ khí bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng - ngàn năm vẫn sắc bén

Lịch sử cho thấy, Tần Thủy Hoàng đã chuẩn bị cho cái chết của mình cực kỳ kỹ càng.

Đăng ngày: 11/01/2018
Bức chạm khắc nghi mô tả lâu đời nhất về siêu tân tinh

Bức chạm khắc nghi mô tả lâu đời nhất về siêu tân tinh

Trong nhiều thập kỷ qua, hình ảnh chạm khắc trên đá được khai quật ở Kashmir, một khu vực phía tây bắc Ấn Độ được cho là mô tả cảnh tượng săn bắn của con người cổ đại.

Đăng ngày: 11/01/2018
Mãng xà cổ đại nặng hơn một tấn chuyên ăn thịt cá sấu

Mãng xà cổ đại nặng hơn một tấn chuyên ăn thịt cá sấu

Titanoboa có chiều dài 14,6 mét, sống trong rừng rậm cách đây 60 triệu năm và chuyên săn cá sấu để ăn thịt.

Đăng ngày: 09/01/2018
Cuộc

Cuộc "truy tìm" khu rừng 280 triệu năm trước ở Nam Cực

Các nhà địa chất, bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt, đã vượt qua sông băng và núi tuyết nhằm tìm kiếm dấu vết về một khu rừng đã tồn tại ở Nam Cực hàng trăm triệu năm trước.

Đăng ngày: 08/01/2018
Nền văn minh sớm nhất Ai Cập sẽ sớm sáng tỏ nhờ thành phố 7000 năm tuổi này

Nền văn minh sớm nhất Ai Cập sẽ sớm sáng tỏ nhờ thành phố 7000 năm tuổi này

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra tàn tích của một thành phố cổ và một nghĩa trang liền kề có từ năm 7000 đến năm 5,3 TCN.

Đăng ngày: 07/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News