Cùng nghe thứ âm thanh tuyệt diệu của vũ trụ, được tạo ra từ loạt ảnh chụp dải Ngân hà của NASA
NASA đã sử dụng quá trình chuyển hóa dữ liệu thành âm thanh để đem tới cách nhận thức về vũ trụ theo một cách hoàn toàn mới, đó là “âm thanh” của Dải Ngân hà.
Đoạn video chứa "âm thanh" của vũ trụ do Trung tâm Marshall Space Flight của NASA ở Alabama công bố. Dữ liệu được lấy từ Đài quan sát Chandra X-Ray của NASA và các kính viễn vọng khác đã chụp ảnh Dải Ngân hà bằng ánh sáng quang học và hồng ngoại.
NASA đã quyết định đem tới một trải nghiệm mới về vũ trụ thông qua thính giác.
NASA sau đó đã ra các hình ảnh tổng hợp về không gian bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ các đài quan sát và cung cấp cho công chúng cái nhìn trực quan về những thứ nằm ngoài khả năng nhận thức của con người.
Tuy nhiên, thị giác chỉ đại diện cho một trong những cách mà con người có thể nhận thức được điều đó. Do đó NASA đã quyết định đem tới một trải nghiệm mới về vũ trụ thông qua thính giác.
Cơ quan vũ trụ giải thích: "Trung tâm dải Ngân hà của chúng ta quá xa để có thể đến thăm. Nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá nó. Kính thiên văn cho chúng ta cơ hội để xem trung tâm Thiên hà trông như thế nào bằng các loại ánh sáng khác nhau. Bằng cách dịch dữ liệu kỹ thuật số (từ 1 tới 0) từ các kính viễn vọng thu được trong không gian thành hình ảnh, các nhà thiên văn học sẽ tạo ra những hình ảnh mà chúng ta sẽ không thể nhìn thấy được ngoài vũ trụ.
Nhưng nếu bạn trải nghiệm những dữ liệu này bằng các giác quan khác như thính giác thì sao? Sonification là quá trình chuyển dữ liệu thành âm thanh và một dự án mới lần đầu tiên đưa trung tâm của Dải Ngân hà đến với người nghe".
Đây là dự án lần đầu tiên, dữ liệu từ trung tâm của Dải Ngân hà được xử lý dưới dạng âm thanh, bao gồm việc phát âm thanh của không gian từ trái sang trong hình ảnh. Trong trường hợp này, NASA đặt cường độ ánh sáng trong ảnh làm bộ điều khiển âm lượng, trong khi các ngôi sao và nguồn sáng nhỏ khác được dịch là các nốt riêng lẻ. Bụi và khí trong không gian và vị trí thẳng đứng của ánh sáng sẽ đóng vai trò kiểm soát cao độ.
Đây là dự án lần đầu tiên, dữ liệu từ trung tâm của Dải Ngân hà được xử lý dưới dạng âm thanh.
NASA đã cung cấp nhiều phiên bản khác nhau của dự án Sonification, bao gồm các bản nhạc solo, cung cấp âm thanh từ các nguồn dữ liệu riêng lẻ như Hubble, Spitzer, Chandra, v.v. Ngoài ra còn có một phiên bản mà tất cả dữ liệu được kết hợp với nhau. NASA cho biết người nghe cuối cùng có thể nghe thấy âm thanh được dịch từ dữ liệu quan sát ở khoảng cách 400 năm ánh sáng.
Cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết: "Âm thanh đóng một vai trò quý giá trong sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và vũ trụ. Đồng thời nó chỉ ra rằng, những quan sát từ kính viễn vọng chỉ thể hiện được một phần khía cạnh của thiên hà. Hình ảnh lấy từ Hubble thể hiện năng lượng của Dải Ngân hà, nơi các ngôi sao đang hình thành. Trong khi hình ảnh từ Spitzer cung cấp dữ liệu về cấu trúc phức tạp bên trong các đám mây bụi của Thiên hà".
NASA có một trang web dành riêng, tổng hợp âm thanh được tạo ra từ dữ liệu quan sát của kính thiên văn tia X - Chandra có tên là "Universe of Sound". Bạn có thể tìm thấy thêm nhiều các audio track trên trang web này, bao gồm các bản nhạc của các sao, hệ thống sao và các thiên thể đáng chú ý.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
