Cùng xem video giọt thủy tinh bị bắn nổ tung quay bằng camera 150.000 FPS cực thú vị

Loại vật liệu này được các nhà khoa học gọi là Prince Rupert's Drop.

Những nhà khoa học chuyên ngành vật liệu đã nghiên cứu Prince Rupert's Drop từ ít nhất thế kỷ thứ 17, bởi Hội Hoàng gia Luân Đôn đã có những tài liệu ghi lại tính chất của nó từ thời điểm đó. Một PRD là một mảnh thủy tinh nhỏ có hình trông giống như một hạt nước cong hoặc một con nòng nòng có đuôi rất dài.

Làm thế nào để tạo ra chúng? Bạn phải nung chảy kính, rồi sau đó để nó nhỏ giọt vào một chậu nước cực lạnh. Trên thực tế khi thả thủy tinh nóng chảy vào một thùng nước lạnh, nhiệt độ của nước sẽ làm lớp bên ngoài nguội đi rất nhanh. Nhanh đến mức ngay cả khi lớp bên ngoài đã chuyển thành thể rắn thì bên trong vẫn đang là thủy tinh lỏng. Nếu như bạn đập phần đầu của hợp chất này với một cái búa, nó sẽ không vỡ, tuy nhiên o đó phần đuôi là điểm yếu nhất mà khi bị phá vỡ, chênh lệch áp suất sẽ khiến toàn bộ bóng thủy tinh nổ tung chứ không chỉ đơn thuần là vỡ vụn.

Vậy nếu bạn dùng một khẩu súng bắn vào nó thì sao?


Bắn nổ bóng thủy tinh PRD

Anh chàng Destin Sandlin trong chương trình Smarter Every Day đã thực hiện điều đó với khẩu súng trường có viên đạn kích thước 0,22mm trong đoạn video trên, và bởi nó xảy ra quá nhanh để chúng ta có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường nên anh ta đã quay lại hiện tượng này bằng một camera có thể đạt được tốc độ 150.000 khung hình/giây. Và kết quả của đoạn phim là một điều hết sức thú vị.

Viên đạn bắn trúng phần đầu của PRD, giống như phản ứng với cái búa, nó không hề bị vỡ. Tuy nhiên, một luồng sóng được đưa dọc xuống theo cấu trúc của PRD, khiến cho phần đuôi của nó vỡ ra và kéo theo cả "giọt" PRD cũng bị nổ tung. Tuy vậy, khi Destin thử lại bài test trên với PRD kích thước lớn hơn, nó lại không hề hấn gì. Viên đạn một lần nữa bắn trúng vào phần đầu của nó, vỡ tan thành nhiều mảnh chì nhỏ, nhưng giọt thủy tinh kia vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.

Nếu như bạn muốn biết nhiều hơn về PRD, bạn có thể xem cách mà Smarter Every Day chế biến nó như thế nào. Và nếu như bạn có ý định thử làm thí nghiệm này tại nhà, thì nhớ đeo kính bảo hộ nhé!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Gà trống Gô-loa không chỉ được gắn với đội tuyển Pháp mà nó còn được coi là biểu tượng của nước Pháp hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 29/03/2018
Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Đăng ngày: 25/03/2018
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News