Cuộc chiến 4 năm thôn tính lãnh thổ của đàn tinh tinh

Từ năm 1974 đến năm 1978, nhà linh trưởng học nổi tiếng Jane Goodall ghi lại cuộc xung đột kéo dài giữa đàn tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe tại Tanzania.

Cuộc xung đột của những con tinh tinh ở Gombe có tên gọi Chiến tranh tinh tinh Gombe hay Cuộc chiến 4 năm. Một số nhà nghiên cứu không đồng ý với cách dùng từ "chiến tranh" nhưng đối với Goodall, xung đột đó khác hẳn hành vi bạo lực thường gặp ở loài tinh tinh, IFL Science đưa tinhôm 21/11. Trong tình trạng bạo lực căng thẳng, cuộc xung đột có cấu trúc và đặc điểm cực giống cuộc chiến của con người với sự tranh giành quyền lực và cạnh tranh tài nguyên.

Cuộc chiến 4 năm thôn tính lãnh thổ của đàn tinh tinh
Dù hiếm gặp, cuộc chiến giữa những con tinh tinh rất bạo lực. (Ảnh: Konrad Wothe/Minden Pictures)

Trong suốt thập niên 1960, quần thể tinh tinh Kasakela có vẻ tương đối đoàn kết, phần lớn con đực có rất ít mâu thuẫn. Rạn nứt bắt đầu xuất hiện vào năm 1971 khi quần thể bị phân chia thành hai bầy, bầy Kasakela ở phía bắc và bầy Kahama ở phía nam. Hai bầy dần dần dành ít thời gian giao lưu với nhau hơn và trở nên ngày càng khác biệt, cuối cùng tách thành hai lãnh thổ riêng rẽ.

Bước ngoặt quyết định khiến tình hình tồi tệ hơn là cái chết của một con đực địa vị cao. Con tinh tinh tên Humphrey trở thành con đực đầu đàn của bầy Kasakela, nhưng nó đối mặt với sự cạnh tranh từ hai anh em đến từ bầy Kahama là Hugh và Charlie. Những con tinh tinh còn lại bắt đầu quy phục Humphrey hoặc hai anh em kia, mở đường cho xung đột.

Cuộc chiến đầu tiên nổ ra vào ngày 7/1/1974, khi 6 con đực ở bầy Kasekela phục kích con đực đang ăn một mình ở bầy Kahama. Bốn năm tiếp theo đánh dấu chuỗi các vụ phối hợp tấn công của đàn Kasakela, dẫn tới cái chết của tất cả thành viên đực và một số con cái ở bầy Kahama. Bầy Kahama bị xóa sổ, tạo điều kiện cho bầy Kasakela mở rộng lãnh thổ và giành quyền kiểm soát những thành viên còn lại.

Mức độ bạo lực là khía cạnh đặc biệt gây sốc của cuộc chiến, đánh dấu sự hung hăng chưa từng thấy ở linh trưởng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh tinh bẩm sinh có tính hung dữ và kỹ năng giết chóc của chúng là một yếu tố dẫn tới thành công về mặt tiến hóa. Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Gombe đưa mọi thứ lên tầm cao mới. "Thực sự nó giống như một cuộc nội chiến. Chúng đối xử với nhau theo cách chúng tôi chưa bao giờ bắt gặp", Goodall chia sẻ. "Tình hình thật tồi tệ. Đó là những gì diễn ra trong cuộc diệt chủng".

Bản chất của xung đột giữa những con tinh tinh dấy lên câu hỏi liệu chiến tranh có lịch sử tiến hóa sâu xa hay đó là phụ phẩm của xã hội phức tạp. Theo chúng ta biết ngày nay, chiến tranh xuất hiện từ nền văn minh và nông nghiệp không du canh du cư, cho phép thành lập lãnh thổ vững chắc, có quyền hành tập trung và công nghệ vật liệu tiên tiến.

Từ sau Chiến tranh tinh tinh Gombe ở thập niên 1970, nhiều cuộc xung đột tương tự cũng được ghi nhận như xung đột phức tạp nổi lên ở đàn tinh tinh trong rừng mưa Ngogo tại Uganda, đàn tinh tinh lớn nhất từng được biết đến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Các nhà làm phim lần đầu tiên quay lại khoảnh khắc một con bạch tuộc bắn đạn đá vào cá săn mồi khi đang ẩn nấp trong vỏ sò, giống như một tay súng bắn tỉa.

Đăng ngày: 25/11/2024
Loài chim kỳ lạ biết vặn cổ, giả rắn để dọa kẻ thù

Loài chim kỳ lạ biết vặn cổ, giả rắn để dọa kẻ thù

Đó là chim "vẹo cổ", khi gặp nguy hiểm, chúng vặn cổ và phát ra âm thanh như tiếng rít của rắn.

Đăng ngày: 25/11/2024
Mèo màu cam có

Mèo màu cam có "tai tiếng" như lời đồn?

Mèo cam được biết đến với bộ lông rực rỡ và tính cách vui tươi, nhưng một số người có thể ngạc nhiên khi biết rằng những chú mèo này cũng có thể có tiếng là hung dữ.

Đăng ngày: 25/11/2024
Rồng Komodo: Những cuộc gặp gỡ đầy nguy hiểm với

Rồng Komodo: Những cuộc gặp gỡ đầy nguy hiểm với "vua thằn lằn"

Rồng Komodo, loài bò sát lớn nhất thế giới, không chỉ là biểu tượng của tự nhiên hoang dã Indonesia mà còn là hiện thân của sự nguy hiểm và hấp dẫn đối với du khách.

Đăng ngày: 24/11/2024
Loài rắn độc tại Việt Nam nổi bật với

Loài rắn độc tại Việt Nam nổi bật với "chiếc đầu trắng tang tóc"

Nếu các loài rắn hổ mang nổi bật nhờ khả năng ngóc cao đầu và phần cổ có thể bành mang để đe dọa, một loài rắn độc khác tại Việt Nam lại nổi bật và dễ nhận biết nhờ sở hữu chiếc đầu trắng chết chóc.

Đăng ngày: 23/11/2024
Báo hoa mai mù giành xác linh dương với đàn cá sấu

Báo hoa mai mù giành xác linh dương với đàn cá sấu

Con báo hoa mai mạo hiểm giành ăn với hơn 10 con cá sấu sông Nile khổng lồ bất chấp những cú đớp hiểm hóc của chúng.

Đăng ngày: 22/11/2024
Sói Ethiopia: Loài động vật ăn thịt có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất châu Phi dù đã tồn tại hơn 1 triệu năm

Sói Ethiopia: Loài động vật ăn thịt có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất châu Phi dù đã tồn tại hơn 1 triệu năm

Châu Phi là lục địa nổi tiếng với sự đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động vật săn mồi từ sư tử, báo đốm đến cáo và cầy mangut.

Đăng ngày: 22/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News