Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng

Cá mập trong vùng biển Caribbe tham gia cuộc chiến chống sự xâm lấn của cá rồng, loài động vật sinh sôi cực nhanh và có khả năng tiêu diệt nhiều loài khác.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Cá rồng là động vật có hình dáng rất đẹp, song cũng là loài xâm lấn đáng sợ. Mỗi con cá rồng cái có thể đẻ tới hai triệu trứng mỗi năm. Các dòng hải lưu đưa trứng và ấu trùng của chúng tới khắp nơi. Khi cá trưởng thành chúng nhanh chóng chiếm nơi sinh sống của các loài động vật biển khác. Mật độ của chúng có thể lên tới 200 con trong mỗi hecta.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Sự xuất hiện của cá rồng tại vùng biển Caribbe là một tin xấu đối với khách du lịch và các thợ lặn, bởi cá rồng có thể tiêu diệt hệ sinh thái san hô và các động vật bản địa. Vì thế các thợ lặn chủ trương tiêu diệt cá rồng, loài mà họ gọi là "chuột biển".

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Cơ quan Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cũng phát động chiến dịch ăn cá rồng để giảm bớt số lượng của chúng trong vùng biển Caribbe. Nhưng các chuyên gia sinh thái Mỹ nhận thấy chiến dịch này có nhiều hạn chế, bởi tốc độ sinh sôi của chúng quá nhanh.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Nhiều loài săn mồi, trong đó có cá mập, chưa nhìn thấy cá rồng bao giờ, vì thế, chúng chẳng biết cá rồng có phải là loài nguy hiểm đối với chúng hay không. Suốt một thời gian dài cá rồng cứ nhởn nhơ khi bơi gần cá mập mà không sợ bị bắt.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Một nhóm thợ lặn tại Honduras nảy ra một sáng kiến. Họ huấn luyện cá mập bắt cá rồng.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Họ giết cá rồng rồi đặt chúng trước mặt cá mập để giúp chúng tạo cảm giác thèm ăn thịt cá rồng.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Dần dần cá mập bắt cả những con cá rồng sống.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Sau đó họ thả những con cá rồng bị thương gần cá mập để chúng bắt.

Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng
Các thợ lặn Honduras hy vọng sự tham gia của cá mập sẽ giúp họ kiểm soát được số lượng của "chuột biển" ở vùng Caribbe.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Đăng ngày: 12/09/2019
Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Hà Nội đang rơi vào những ngày cao điểm nắng nóng. Cái nắng khủng khiếp ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của mọi người dân.

Đăng ngày: 05/07/2018
Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bức ảnh quý báu của sứ mệnh Apollo 12, sứ mệnh vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng và chụp những bức ảnh khó tin, vừa được NASA công bố.

Đăng ngày: 01/06/2018
Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những hình ảnh này được chụp bởi Felice Beato đến từ Ý. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên được phép bước chân đến Nhật Bản trong giai đoạn nước này bắt đầu mở cửa.

Đăng ngày: 25/05/2018
Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1.

Đăng ngày: 23/05/2018
Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Patagonia nằm giữa Argentina và Chile ở cực nam của Nam Mỹ. Nơi đây được coi là điểm tận cùng của Trái đất.

Đăng ngày: 27/04/2018

"Lạc lối" giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Cuối tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương bừng tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News