Cuộc chiến sinh tồn của vi khuẩn tạo ra thuốc kháng sinh mới

Các nhà sinh học MIT mới đây đã khiến vi khuẩn sinh sống trong lòng đất sản sinh một loại thuốc kháng sinh mới bằng cách đưa chúng tham gia vào một cuộc chiến sinh tồn với một loại vi khuẩn khác. Loại thuốc kháng sinh này hứa hẹn triển vọng trong điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra bệnh viêm loét dạ dày ở người. Bên cạnh đó, một khi tìm ra được câu trả lời về cách thức tạo ra thuốc kháng sinh các nhà khoa học có thể phát triển những chiến lược để tìm ra các loại thuốc kháng sinh khác.

Nghiên cứu được đăng tải trên số ra tháng 2 tờ The American Chemical Society.

Theo Philip Lessart – nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm của giáo sư Anthony Sinskey tại MIT – việc khám phá ra thuốc kháng sinh mới là thành quả của sự may mắn, tính kiên nhẫn cũng như nỗ lực trong công việc tìm tòi.

Cuộc chiến sinh tồn của vi khuẩn tạo ra thuốc kháng sinh mới

Tế bào vi khuẩn Rhodococcus (Ảnh: MIT)

Phòng thí nghiệm của giáo sư Sinskey đã thực hiện nghiên cứu với Rhodococcus – một loại vi khuẩn cư ngụ trong đất đá – nhiều năm nay. Trong quá trình thiết lập trình tự hệ gen của loài Rhodococcus, họ đã nhận thấy một số lượng lớn các gen dường như mã hóa các sản phẩm trao đổi chất thứ yếu. Đó là các hợp chất như kháng sinh, chất độc cũng như sắc tố.

Tuy nhiên vi khuẩn Rhodococcus thường không sản xuất ra kháng sinh. Rất nhiều loại vi khuẩn có gen mã hóa tạo ra kháng sinh nhưng chỉ được khởi động khi vi khuẩn đó bị đe dọa. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tình huống này cũng có thể đúng với vi khuẩn Rhodococcus.

Kazuhiko Kurosawa, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại khoa sinh học đã cố gắng buộc vi khuẩn tổng hợp thuốc kháng sinh bằng cách đặt chúng vào môi trường bị đe dọa. Ông đã thử tăng hạ nhiệt độ, sau đó thay đổi môi trường phát triển của vi khuẩn nhưng không có kết quả.

Kurosawa lại quyết định gây áp lực đối với vi khuẩn Rhodococcus bằng cách buộc chúng phát triển trong sự hiện diện của một loại vi khuẩn cạnh tranh – vi khuẩn dòng Streptomyces. Vi khuẩn Streptomyces thường tổng hợp ra loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn khác. Nhưng tại một trong những ống nghiệm, vi khuẩn Rhodococcus lại sản xuất ra loại kháng sinh riêng của nó và xóa sổ những con Streptomyces.

Các nhà khoa học đã lấy kháng sinh này đặt tên rhodostreptomycin rồi bắt đầu thử nghiệm hiệu quả của nó đối với những vi khuẩn khác. Nó có tác động tích cực đối với rất nhiều dòng vi khuẩn mà đáng chú ý là vi khuẩn Helicobacter pylori. Rhodostreptomycin là một phương thuốc hứa hẹn để điều trị vi khuẩn H. pylori do nó vẫn phát huy công dụng ngay cả trong môi trường nhiều axit như dạ dày.

Thực chất loại kháng sinh nói trên là một loại hợp chất có tên aminoglycoside bao gồm các phân tử đường đặc biệt, một trong số đó có cấu trúc vòng tròn chưa từng được phát hiện trước đây. Cấu trúc vòng tròn khiến các nhà hóa học dùng làm mục tiêu biến đổi, cho phép họ tổng hợp thuốc kháng sinh hiệu quả hơn và ổn định hơn.

Lessard cho biết: “Ngay cả khi thuốc kháng sinh rhodostreptomycin không phải là loại thuốc hiệu quả nhất, nhưng nó cũng cung cấp những cấu trúc mới để chế tạo dẫn xuất hóa học. Đây có thể là một điểm khởi đầu cho những loại thuốc kháng sinh thế hệ tương lai”. Một bí ẩn vẫn chưa có lời giải đáp đó là tại sao vi khuẩn Rhodococcus lại tổng hợp kháng sinh. Một số nhà khoa học cho rằng chính sự hiện diện của dòng vi khuẩn cạnh tranh khiến Rhodococcus bị đặt trong tình trạng báo động và kích hoạt gen mới.

Cuộc chiến sinh tồn của vi khuẩn tạo ra thuốc kháng sinh mới

Các nhà khoa học Philip Lessard, Kazuhiko KurosawaAnthony Sinskey giới thiệu một loại kháng sinh mới được tạo nên bởi 2 vi khuẩn cạnh tranh nhau. (Ảnh: MIT)

Dòng vi khuẩn Rhodococcus mới có thể tổng hợp kháng sinh có megaplasmid – đây là một đoạn ADN thêm vào có kích cỡ tương đối lớn được lấy từ dòng Streptomyces. Kết luận hợp lý được đưa ra là plasmid có mang gen quy định tổng hợp rhodostreptomycin, nhưng các nhà nghiên cứu đã phân tích trình tự một nửa plasmid và phát hiện ra không có gen nào liên quan đến thuốc kháng sinh.

Một lý thuyết khác được đặt ra là bản thân plasmid đóng vai trò như một tác nhân gây tổn hại khiến vi khuẩn Rhodococcus phải tổng hợp kháng sinh. Như thế, có thể tương tác giữa hai hệ gen vi khuẩn đã tạo ra loại kháng sinh mới.

Lessard cho biết: “Bằng cách nào đó các gen trong megaplasmid đã kết hợp với các gen của Rhodococcus và cùng với nhau chúng đã tạo ra một sản phẩm mà không loài riêng biệt nào trong số đó sản xuất ra khi không có mặt của loài kia”.

Nếu các nhà khoa học biết được hiện tượng đó xảy ra như thế nào, họ có thể bắt tay vào tiến hành thao tác hệ gen của vi khuẩn có phương pháp để chế tạo những loại thuốc kháng sinh mới.

Các tác giả khác của bài viết về nghiên cứu gồm: T. G. Sambandan – nhà khoa học thuộc khoa Sinh học tại MIT, giáo sư sinh học Anthony Sinskey và giáo sư Chokyun Rha chuyên ngành vật liệu sinh học, phòng thí nghiệm kỹ thuật (MIT), Ion Ghiviriga và Joanna Barbara thuộc đại học Florida.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News