Cuối cùng cũng tìm ra lý do vì sao 15% dân số sợ những tấm ảnh thủng lỗ chỗ

15% dân số thế giới mắc phải hội chứng sợ lỗ, và cuối cùng khoa học cũng đưa ra một đáp án đơn giản đến không ngờ.

Con người chúng ta có vô vàn những nỗi sợ, và trong đó có những nỗi sợ rất kỳ lạ, điển hình như hội chứng sợ lỗ - Trypophobia mà ít nhất 15% dân số thế giới (tương đương gần 1 tỉ người) đang mắc phải.

Hội chứng này có thể hiểu theo đúng nghĩa đen của nó - tức là nỗi sợ những bề mặt thủng lỗ chỗ. Những người mắc phải hội chứng này khi nhìn thấy những hình ảnh "có lỗ" như pho-mát, gương sen, hay thậm chí là dép tổ ong huyền thoại... thường cảm thấy không được bình thường, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt...

Cuối cùng cũng tìm ra lý do vì sao 15% dân số sợ những tấm ảnh thủng lỗ chỗ
Hình ảnh đài sen rất bình thường cũng có thể khiến nhiều người sợ chết khiếp.

Nhưng lý do tại sao con người lại sợ những bề mặt như vậy đã làm đau đầu khoa học trong thời gian dài. Đã có nhiều giả thuyết được đặt ra, mà nổi bật nhất là giả thiết về việc não bộ bị quá tải. Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng để xử lý các bề mặt có quá nhiều lỗ thủng, não bộ cần nhiều oxy hơn, dẫn đến phản ứng bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn để buộc người nhìn không nhìn nữa.

Tuy nhiên, lời giải này vấp phải nhiều ý kiến phản đối, vì chỉ có 15% dân số mắc phải. Hơn nữa, những bức hình "ảo ảnh thị giác" cũng đòi hỏi chúng ta cần nhiều oxy hơn cho não bộ, nhưng không gây ra hiệu ứng tương tự.

Nhưng cuối cùng thì các chuyên gia từ ĐH Kent (Anh) đã tìm ra lời giải, và nó đơn giản đến không ngờ. Nguyên do là vì quá trình tiến hóa đã giữ lại cho một phần trong chúng ta nỗi sợ về: bệnh tật và ký sinh trùng.

Cụ thể qua thời gian, quá trình tiến hóa đã dạy một số chúng ta phải né tránh các loại bệnh tật dễ lây lan và có phần... ghê rợn - điển hình là đậu mùa, sởi, rubella, sốt phát ban, hoặc nhiễm bọ ve... Khi ấy, cơ thể sẽ có phản ứng buồn nôn, chóng mặt, buộc phải né tránh.

Hội chứng này cũng giống như việc một số người cảm thấy sợ máu, sợ mùi hôi... vậy.

Cuối cùng cũng tìm ra lý do vì sao 15% dân số sợ những tấm ảnh thủng lỗ chỗ
Cụ thể qua thời gian, quá trình tiến hóa đã dạy một số chúng ta phải né tránh các loại bệnh tật.

Để đưa được ra kết luận, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 600 người - một nửa mắc hội chứng sợ lỗ. Tất cả đều được quan sát 16 bức hình thủng lỗ chỗ, trong đó 8 bức là về bệnh trên da người, còn lại là ảnh về vật dụng bình thường (đài sen, phomai...)

Kết quả, những hình ảnh về bệnh tật khiến cả 2 nhóm cảm thấy sợ hãi, trong khi ảnh về vật dụng bình thường thì chỉ nhóm sợ lỗ "rung động".

Họ cảm thấy làn da ngứa ngáy, cơ thể nhộn nhạo, và điều này chứng tỏ rằng hội chứng sợ lỗ đã mô phỏng lại cảm giác khi nhìn thấy ký sinh trùng hoặc bệnh.

Quá trình tiến hóa đôi lúc thật kỳ lạ, phải không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News