Cuối tuần này, chúng ta lại được chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarid
Delta Aquarid là một cơn mưa sao băng trung bình, sẽ đạt cực điểm vào cuối tuần này. Hãy cùng bạn bè thức đêm để quan sát khoảng 20 sao băng xẹt qua bầu trời mỗi giờ bạn nhé.
Cuối tuần này, vào đêm 27/07 và rạng sáng 28/07, những người yêu thích bầu trời tại Việt Nam không chỉ quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần thú vị, mà còn được chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarid đẹp mắt với khoảng 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực đại.
Mưa sao băng Delta Aquarid năm 2018 sẽ đạt cực điểm trùng vào đêm diễn ra nguyệt thực toàn phần. (Ảnh: EarthSky).
Mưa sao băng Delta Aquarid được tạo nên từ những hạt bụi còn sót lại của sao chổi 96P/Machholz khi nó đi ngang Trái Đất và làm rơi rớt lại. Mưa sao băng Delta Aquarid diễn ra hằng năm từ 15/07 tới 20/07, và năm nay cực điểm diễn ra vào rạng sáng ngày 28/07.
Thời điểm tốt để quan sát mưa sao băng này là từ tối 27/07 cho đến rạng sáng 28/07. Năm nay với sự xuất hiện của Trăng tròn (và cũng là nguyệt thực toàn phần) nên Mặt Trăng sẽ là sự trở ngại rất lớn khi ánh sáng chói của nó có thể làm giảm bớt lượng sao băng quan sát được của bạn.
Bạn hãy quan sát mưa sao băng Delta Aquarid từ tối ngày 27/07 ở bầu trời hướng đông tại khu vực chòm sao Aquarius (Bảo Bình), chòm sao này đã mọc lên bầu trời từ sau 9 giờ tối.
Hãy nhìn về bầu trời hướng đông từ tối ngày 27/07 cho đến qua nửa đêm 28/07 để quan sát sao băng tỏa ra từ vùng trời này. (Ảnh: Astronomy.com).
Bởi vì tâm điểm của mưa sao băng nằm gần ngôi sao Delta Aquarii (Skat) của chòm sao này, nên nó được đặt tên là Delta Aquarid (dạng sở hữu cách). Tuy nhiên, bạn không cần phải tìm ra tâm điểm của mưa sao băng, vì các vệt sao băng sẽ tỏa ra từ bầu trời hướng đông và xuất hiện trên cả bầu trời.
Để quan sát được mưa sao băng, bạn phải quan sát ở những nơi tối, không có ánh sáng đô thị, không có mây mù hay mưa dông. Để mắt bạn trong bóng tối suốt hơn 15 phút và tránh nhìn vào các nguồn sáng, như vậy mắt bạn sẽ làm quen với bóng tối và quan sát được dễ dàng hơn.
Lưu ý: tuyệt đối không nhìn vào các thiết bị di động khi đang quan sát, nó có thể ảnh hưởng xấu tới mắt bạn và tới kết quả của buổi quan sát.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
