Cừu có thể hóa giải thuốc nổ TNT qua tiêu hóa
Có một hiện tượng khiến chúng ta chú ý đó là nếu một con bò ăn nhầm phải một loài cỏ dại "cỏ lưỡi chó," nó có thể sẽ chết. Tuy nhiên, đối với loài cừu thì lại hoàn toàn bình an vô sự.
Sở dĩ như vậy là vì dạ dày của loài cừu có một loại vi khuẩn tuyệt vời. Vi khuẩn này không những có thể tiêu hóa chất cellulose, mà còn có thể phân giải độc tố, qua đó bảo đảm an toàn tính mạng.
Trên cơ sở phát hiện trên, ngay từ năm 2004 các nhà khoa học đứng đầu là Craig Murray, thuộc Đại học Oregon State (Mỹ) đã triển khai nghiên cứu vi khuẩn có thể tiêu hóa chất cellulose, qua đó giúp chuyển hóa nhanh chóng thuốc nổ TNT thành chất vô hại.
Ảnh minh họa.
Hơn nữa, vừa qua nhà khoa học Craig Murray phối hợp với các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ tiếp tục thực hiện thí nghiệm bằng cách cho cừu ăn lượng nhất định thuốc nổ TNT. Sau 3 tuần, các nhà khoa học phát hiện thuốc nổ TNT hoàn toàn được hóa giải, trong phân của cừu không thấy vết tích của thuốc nổ TNT hoặc bất kỳ chất liên quan nào.
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm trên, các nhà khoa học có kế hoạch triển khai trồng cỏ trên nền đất nhiễm thuốc nổ TNT nhằm mục đích hấp thụ thuốc nổ rơi vãi. Sau đó thả đàn cừu để chúng ăn.
Và một loài vi khuẩn đặc biệt trong dạ dày loài cừu sẽ thực hiện tiêu hóa loại cỏ này. Các nhà khoa học tính toán một đàn cừu 20 con có thể "xử lý" diện tích cỏ lên tới khoảng 4.047 m2 trong thời gian 1 tháng.
Theo các nhà khoa học, không cần phải lo lắng cừu sau khi ăn cỏ trồng trên đất nhiễm thuốc nổ TNT, khi nướng thịt sẽ bị nổ như bom hoặc gây ra vấn đề sức khỏe.
Bởi thuốc nổ TNT mà loài cừu hấp thụ sớm đã bị phân giải thành các phân tử nhỏ bé, và hoàn toàn khác biệt so với chất vốn có trong thuốc nổ TNT.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
