Da cá mập chứa đầy gai nhọn và đó là nỗi ác mộng với mọi mầm bệnh, thậm chí cả virus corona

Bạn nghĩ gì về cá mập? Một sinh vật đáng sợ, một con quái vật của đại dương ư? Nếu vậy có thể bạn đã xem quá nhiều phim của Hollywood. Trên thực tế, cá mập là một người thầy của chúng ta, ít nhất là trong mắt các nhà khoa học.

Chúng ta biết con người luôn phải học hỏi từ tự nhiên để tạo ra những công nghệ phục vụ cho cuộc sống của mình. Từ những chiếc khóa dán veclo, giác hút cho đến mũi tàu siêu tốc, bạn có thể đoán được chúng ta đã bắt chước sinh vật nào để tạo ra chúng?


Sự kì diệu của da cá mập đang truyền cảm hứng cho nhiều ứng dụng khoa học công nghệ của con người.

Đáp án đã có ở bài viết trước đây. Nhưng trong video lần này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu cá mập có thể dạy con người thêm một công nghệ tiên tiến nào, ngay trên làn da của chúng?

Trên thực tế, da cá mập không nhẵn thín như bạn thấy trên màn ảnh Hollywood. Nhìn qua lăng kính hiển vi, da cá mập cũng có vảy giống với các loài cá khác. Những chiếc vảy của chúng thậm chí nhọn và sắc bén đến nỗi có thể cào rách bất kỳ loài sinh vật thân mềm nào cọ phải.

Đó cũng là lý do tại sao không có một loài sinh vật nào có thể ký sinh và bám trên da cá mập như chúng làm với lợn biển hoặc cá voi. Những con cá xỉa răng bơi theo cá mập cũng luôn phải giữ khoảng cách nhất định với làn da của chúng.

Da cá mập chứa đầy gai nhọn và đó là nỗi ác mộng với mọi mầm bệnh, thậm chí cả virus corona
Mặt cắt của lớp vảy nhọn trên da cá mập.

Không chỉ sắc và nhọn, vảy trên da cá mập còn có các rãnh giúp làm giảm lực cản của nước thậm chí góp phần đẩy cá mập tiến về phía trước. Tony Brennan, một tiến sĩ tại Đại học Florida, Hoa Kỳ đã khám phá ra bí ẩn này khi ông nghiên cứu cấu trúc đặc biệt của da cá mập.

Brennan đã sử dụng nguyên lý tương tự để tạo ra một lớp phủ chống khuẩn có thể được ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Năm 2007, ông thành lập Sharklet Technologies, một công ty giúp ông thương mại hóa các sản phẩm dựa trên 6 bằng sáng chế các vật liệu bắt chước da cá mập.

Lớp phủ chống khuẩn của Sharklet Technologies gần đây đã được thử nghiệm trên một chủng virus corona họ hàng với SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19. Họ cho biết nó đã giảm được tới 85% nguy cơ lây truyền virus qua bề mặt tiếp xúc.

Da cá mập chứa đầy gai nhọn và đó là nỗi ác mộng với mọi mầm bệnh, thậm chí cả virus corona
Một tấm phim của Sharklet chứa các cấu trúc giống da cá mập.

Lớp phủ bắt chước da cá mập của Sharklet có thể được dán trên mọi bề mặt, từ nút thang máy, lan can, tay vịn cầu thang cho tới nắm đấm cửa trong bệnh viện. Các bác sĩ hiện đã dán chúng lên tấm che mặt và áo choàng. 

Sharklet cũng đang thương mại hóa một loạt sản phẩm, dụng cụ y tế có lớp phủ da cá mập như ống thông tĩnh mạch, ống thông tiết niệu, đặt nội khí quản và băng vết thương...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem cá voi sát thủ nuốt cả trăm con cá trích chỉ trong một cú đớp

Xem cá voi sát thủ nuốt cả trăm con cá trích chỉ trong một cú đớp

Cú đớp trọn vẹn nhưng gọn gàng của cá voi sát thủ khiến cả trăm con cá trích bị rơi vào tròng.

Đăng ngày: 11/12/2020
Phát hiện loài cá voi mới có mỏ kỳ lạ chưa từng được biết đến

Phát hiện loài cá voi mới có mỏ kỳ lạ chưa từng được biết đến

Những tín hiệu âm thanh chưa từng được ghi nhận cùng những đặc điểm nhận dạng khác biệt của một loài cá đại dương, cho phép các nhà khoa học xác định đó là một loài cá voi mới.

Đăng ngày: 11/12/2020
Phát hiện bạch tuộc 9 tay hiếm gặp

Phát hiện bạch tuộc 9 tay hiếm gặp

Con bạch tuộc có một chi bất thường đâm ra từ cánh tay thứ ba và được gia đình ngư dân hiến tặng cho bảo tàng thay vì chế biến món ăn.

Đăng ngày: 09/12/2020
Phát hiện sinh vật có xúc tua kỳ dị dưới đáy biển

Phát hiện sinh vật có xúc tua kỳ dị dưới đáy biển

Sinh vật kỳ dị này là một loài sứa mới được phát hiện tại vùng biển ngoài khơi Puerto Rico.

Đăng ngày: 02/12/2020
Hé lộ bí mật của quái vật biển cả có 3 trái tim, 9 bộ óc

Hé lộ bí mật của quái vật biển cả có 3 trái tim, 9 bộ óc

Sinh vật có 3 trái tim, 9 bộ óc đó chính là bạch tuộc. Chúng còn có máu xanh lam và một hệ thống thần kinh kì lạ quái đản chẳng giống sinh vật nào trên Trái đất.

Đăng ngày: 30/11/2020
Cá mập sợ sệt, lập tức quay đầu bỏ chạy khi chạm trán cá sấu

Cá mập sợ sệt, lập tức quay đầu bỏ chạy khi chạm trán cá sấu

Cá mập bò chưa trưởng thành suýt nữa đâm vào cá sấu nhưng nó nhanh chóng đổi hướng kịp thời và thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.

Đăng ngày: 27/11/2020
Phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy dưới vùng biển Clarion Clipperton

Phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy dưới vùng biển Clarion Clipperton

Các nhà hải dương học từ Mỹ và Anh phát hiện số lượng cá nhiều kỷ lục trong chuyến thám hiểm vùng biển Clarion Clipperton.

Đăng ngày: 25/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News