Đã có thể tạo mưa bằng cách dùng máy bay không người lái phóng điện vào mây
Thí nghiệm lần đầu chứng minh phóng điện từ máy bay không người lái có thể cung cấp giải pháp mới để tạo ra mưa nhân tạo.
Theo Interesting Engineering, các nhà khoa học vừa thực hiện thành công một thí nghiệm chứng minh việc phóng điện vào một đám mây có thể tạo mưa, khi kích thước các giọt nước trong mây thay đổi. Theo đó, thí nghiệm mới này sẽ giúp hỗ trợ các đám mây bão hòa chuyển thành mưa.
"Điện tích có thể làm chậm quá trình bay hơi, thậm chí khiến các giọt nước phát nổ do lực điện vượt quá sức căng bề mặt vốn giữ chúng lại với nhau", Giles Harrison, trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư vật lý khí quyển ở khoa khí tượng học của Đại học Reading, Anh, giải thích.
Phóng điện vào đám mây có thể giúp các giọt nước kết dính với nhau và tích tụ trọng lượng
Nhóm nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cho rằng, việc phóng điện vào đám mây có thể giúp các giọt nước kết dính với nhau và tích tụ trọng lượng. Do các giọt nước trong đám mây lớn hơn giọt sương mù, chúng có khả năng dễ va chạm hơn với nhau.
Để chứng minh điều này, trong một thí nghiệm được thực hiện ở Somerset, Anh, một chiếc drone được điều khiển để bay theo đường vòng tròn ở phương ngang tại khu vực nghiên cứu. Các máy phát điện tích âm và dương được bật luân phiên, trong khi cảm biến quang học tích hợp trên chiếc drone theo dõi thay đổi trong bức xạ khả kiến bên dưới.
Theo kết quả nghiên cứu, số lượng giọt nước được hình thành tăng lên khi chiếc drone giải phóng điện tích âm hoặc dương.
Thí nghiệm lần đầu chứng minh phóng điện từ máy bay không người lái có thể cung cấp giải pháp mới để tạo ra mưa nhân tạo. Chúng giúp thúc đẩy những đám mây giải phóng mưa ở khu vực khô cằn như Trung Đông và Bắc Phi.
Cụ thể, chúng ta tác động tới đám mây và sương mù mà không cần phải lo lắng về việc sót lại các phụ phẩm hóa học, vốn thường thấy ở phương pháp gây mưa nhân tạo (hay còn gọi là cloud seeding). Một chất được gọi là bạc iođua (AgI) thường được sử dụng trong quy trình tạo đám mây để giúp các tinh thể băng phát triển, tạo ra mưa. Một lượng thấp iốt bạc được tìm thấy tự nhiên trong môi trường, không có tác động tiêu cực đến con người.
Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ thống kê hơn 50 chương trình theo dõi hoạt động gây mưa nhân tạo tại nước này từ năm 2000. Bang Utah chi tới 700.000 USD mỗi năm vào một sáng kiến tạo mưa. Tuy nhiên, thí nghiệm của Harrison và cộng sự tạo ra giải pháp thay thế gây mưa nhân tạo, khiến chúng diễn ra "thuận" với tự nhiên hơn.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết
Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng
Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
